Công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu muốn pha chế xăng dầu trong kho thì hồ sơ hải quan gồm những gì?
- Công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu muốn pha chế xăng dầu trong kho thì hồ sơ hải quan gồm những gì?
- Chi cục Hải quan quản lý kho có trách nhiệm như thế nào với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu?
- Công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu có trách nhiệm như thế nào đối với việc pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu?
Công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu muốn pha chế xăng dầu trong kho thì hồ sơ hải quan gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 106/2016/TT-BTC, có quy định về thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu như sau:
Thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.
1. Hồ sơ nộp hải quan:
a) Trước khi tiến hành pha chế:
a.1) Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu: Nộp 01 bản chụp có xác nhận và đóng dấu của chủ kho;
a.2) Văn bản đề nghị được pha chế xăng dầu và phương án pha chế: Nộp 01 bản chính;
a.3) Tờ khai nhập kho của xăng dầu dự kiến pha chế: Nộp 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền;
a.4) Hợp đồng thuê dịch vụ pha chế (đối với trường hợp thuê dịch vụ pha chế): Nộp 01 bản chụp có xác nhận và đóng dấu của chủ kho;
a.5) Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại của xăng dầu, nguyên liệu là đầu vào của quá trình pha chế: Nộp 01 bản chụp từ bản chính có đóng dấu xác nhận của thương nhân.
b) Sau khi tiến hành pha chế:
b.1) Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại và chất lượng của sản phẩm xăng dầu sau pha chế: Nộp 01 bản chính;
b.2) Bảng kê xăng dầu sau pha chế (theo Mẫu BK02-XDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này): Nộp 02 bản chính;
b.3) Bảng định mức xăng dầu sau pha chế (theo Mẫu BĐMXDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này): Nộp 02 bản chính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu muốn pha chế xăng dầu trong kho thì hồ sơ hải quan phải nộp: Trước khi tiến hành pha chế và sau khi tiến hành pha chế:
- Trước khi tiến hành pha chế thì công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu phải nộp:
+ 01 bản chụp có xác nhận và đóng dấu của chủ kho giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu;
+ 01 bản chính văn bản đề nghị được pha chế xăng dầu và phương án pha chế;
+ 01 bản chụp tờ khai nhập kho của xăng dầu dự kiến pha chế có đóng dấu xác nhận của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền;
+ 01 bản chụp Hợp đồng thuê dịch vụ pha chế có xác nhận và đóng dấu của chủ kho;
+ 01 bản chụp Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại của xăng dầu, nguyên liệu là đầu vào của quá trình pha chế có đóng dấu xác nhận của thương nhân.
- Sau khi tiến hành pha chế thì công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu phải nộp:
+ 01 bản chính Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại và chất lượng của sản phẩm xăng dầu sau pha chế;
+ 02 bản chính bảng kê xăng dầu sau pha chế;
Tải bảng kê xăng dầu sau pha chế: Tại đây
+ 02 bản chính bảng định mức xăng dầu sau pha chế.
Tải bảng định mức xăng dầu sau pha chế: Tại đây
Kho ngoại quan xăng dầu (Hình từ Internet)
Chi cục Hải quan quản lý kho có trách nhiệm như thế nào với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 106/2016/TT-BTC, có quy định về thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu như sau:
Thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu
…
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho:
a) Sau khi nhận hồ sơ phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý kho cho phép tiến hành pha chế và quyết định hình thức giám sát phù hợp;
b) Công chức hải quan giám sát việc pha chế xăng dầu, tổng hợp thống kê số liệu, theo dõi xăng dầu, nguyên liệu đầu vào của quá trình pha chế và xăng dầu sau pha chế;
c) Kết thúc quá trình pha chế, xác nhận trên Bảng kê xăng dầu sau pha chế quy định tại điểm b2 khoản 1 Điều này, trả chủ kho 01 bản chính, lưu cơ quan Hải quan 01 bản chính;
d) Vào ngày làm việc thứ hai của tháng tiếp theo, Chi cục Hải quan quản lý kho báo cáo Cục Hải quan tỉnh/thành phố về xăng dầu sau pha chế tại kho (theo Mẫu BC04-XDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này).
…
Như vậy, theo quy định Chi cục Hải quan quản lý kho có trách nhiệm với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu như sau:
- Sau khi nhận hồ sơ phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 106/2016/TT-BTC thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý kho cho phép tiến hành pha chế và quyết định hình thức giám sát phù hợp;
- Công chức hải quan giám sát việc pha chế xăng dầu, tổng hợp thống kê số liệu, theo dõi xăng dầu, nguyên liệu đầu vào của quá trình pha chế và xăng dầu sau pha chế;
- Kết thúc quá trình pha chế, xác nhận trên Bảng kê xăng dầu sau pha chế quy định tại điểm b2 khoản 1 Điều 8 Thông tư 106/2016/TT-BTC thì Chi cục Hải quan trả chủ kho 01 bản chính và lưu cơ quan Hải quan 01 bản chính.
Công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu có trách nhiệm như thế nào đối với việc pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 106/2016/TT-BTC, có quy định về thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu như sau:
Thủ tục hải quan đối với pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu
…
4. Trách nhiệm của chủ kho:
a) Nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo nguyên trạng xăng dầu, nguyên liệu nhập kho chứa trong bồn bể chứa xăng dầu, nguyên liệu dự kiến pha chế và xăng dầu sau pha chế trong thời gian chờ thông báo kết quả giám định;
c) Sản phẩm xăng dầu sau pha chế được sử dụng làm nguyên liệu tiếp tục pha chế, chủ kho chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng trước, sau quá trình pha chế, tỉ lệ hao hụt trong quá trình pha chế và nộp bổ sung bản sao bộ hồ sơ đã pha chế đối với phần sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu pha chế;
d) Vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, chủ kho tổng hợp báo cáo Chi cục Hải quan quản lý kho về xăng dầu sau pha chế tại kho (theo Mẫu BC04-XDPC Phụ lục đính kèm Thông tư này);
đ) Chủ kho có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ và xuất trình cho Chi cục Hải quan quản lý kho khi được yêu cầu đầy đủ các số liệu về số lượng, chủng loại các nguyên liệu, phụ gia, thành phẩm đầu vào khi pha chế cũng như các số liệu về số lượng, chủng loại, chất lượng, tỷ lệ hao hụt của các nguyên liệu, thành phẩm là sản phẩm của quá trình pha chế.
Như vậy, theo quy định trên thì Công ty kinh doanh kho ngoại quan xăng dầu có trách nhiệm đối với việc pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu như sau:
- Nộp hồ sơ theo quy định khoản 1 Điều 8 Thông tư 106/2016/TT-BTC;
- Đảm bảo nguyên trạng xăng dầu, nguyên liệu nhập kho chứa trong bồn bể chứa xăng dầu, nguyên liệu dự kiến pha chế và xăng dầu sau pha chế trong thời gian chờ thông báo kết quả giám định;
- Sản phẩm xăng dầu sau pha chế được sử dụng làm nguyên liệu tiếp tục pha chế, chủ kho chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng trước, sau quá trình pha chế, tỉ lệ hao hụt trong quá trình pha chế và nộp bổ sung bản sao bộ hồ sơ đã pha chế đối với phần sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu pha chế;
- Vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, chủ kho tổng hợp báo cáo Chi cục Hải quan quản lý kho về xăng dầu sau pha chế tại kho;
- Chủ kho có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ và xuất trình cho Chi cục Hải quan quản lý kho khi được yêu cầu đầy đủ các số liệu về số lượng, chủng loại các nguyên liệu, phụ gia, thành phẩm đầu vào khi pha chế cũng như các số liệu về số lượng, chủng loại, chất lượng, tỷ lệ hao hụt của các nguyên liệu, thành phẩm là sản phẩm của quá trình pha chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?