Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
- Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai hay không?
- Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
- Những đối tượng nào sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai?
Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai hay không?
Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc bảo vệ thai sản như sau:
"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới."
Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do bạn đang mang thai (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt trên đây).
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới cụ thể như sau:
"2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
..."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn vì lý do bạn đang mang thai thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân mức phạt tiền sẽ từ 10 - 20 triệu đồng.
Ngoài ra, theo điểm c khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải nhận bạn trở lại làm việc. Để xác định đượng đối tượng nào sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần so với mức phạt tiền quy định trên đây thì mời bạn cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây.
Những đối tượng nào sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai?
Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
"3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
e) Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
g) Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
h) Tổ chức phi chính phủ;
i) Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
k) Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội."
Như vậy, khi thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần so với mức phạt quy định. Cụ thể, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai thì các đối tượng trên đây sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng. Còn cá nhân (không thuộc các đối tượng trên) thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?
- Tải về mẫu hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Môi giới mua bán hàng hóa là gì?
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có được tiết lộ thông tin về hợp đồng mua bán điện không?
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?