Công ty cổ phần có thể không chia cổ tức cho các cổ đông công ty trong trường hợp nào? Cần phải làm gì khi công ty không chia cổ tức?
Có thể chia cổ tức cho cổ đông công ty bằng cổ phần của công ty thay cho tiền mặt hay không?
Căn cứ Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc chia cổ tức cho cổ đông công ty như sau:
Trả cổ tức
...
3. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định thì công ty cổ phần có thể lựa chọn hình thức chi chia cổ tức cho cổ đồng bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, công ty có thể sử dụng cổ phần của mình để chia cổ tức cho cổ đông.
Công ty cổ phần có thể không trả cổ tức cho các cổ đông công ty trong trường hợp nào? Cần phải làm gì khi công ty không trả cổ tức? (Hình từ Internet)
Công ty cổ phần có thể không chia cổ tức cho các cổ đông công ty trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện để công ty cổ phần chia cổ tức cho cổ đông như sau:
Trả cổ tức
...
2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
...
4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;
e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
...
Như vậy, dựa theo quy định trên thì công ty cổ phần có thể không chia cổ tức cho cổ đông trong trường hợp:
(1) Công ty chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
(2) Chưa trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Phần lợi nhuận còn lại sau khi bảo đảm được các điều kiện nói trên thì mới được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông.
Công ty cổ phần phải đảm bảo chia cổ tức đầy đủ cho cổ đông công ty trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
Công ty cổ phần không chia cổ tức theo quy định thì cổ đông cần phải làm gì?
Trong trường hợp đã quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên mà công ty cổ phần vẫn không thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông dù có đủ khả năng thì cổ đông có quyền tiến hành kiến nghị, khiếu nại lên ban lãnh đạo công ty.
Trường hợp đã kiến nghị, khiếu nại nhưng không được giải quyết thỏa đáng, thì cố đông có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nơi công ty đó đặt trụ sở để yêu cầu công ty chi trả cổ tức cho họ theo quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của Bộ luật này.
9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
10. Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?