Công ty có bắt buộc phải công khai tình hình sản xuất, kinh doanh với người lao động hay không theo quy định?
Công ty có bắt buộc phải công khai tình hình sản xuất, kinh doanh với người lao động hay không?
Nội dung người sử dụng lao động phải công khai với người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
...
Từ quy định trên có thể thấy, công ty phải công khai tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với người lao động.
Công ty có bắt buộc phải công khai tình hình sản xuất, kinh doanh với người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Công ty công khai tình hình sản xuất, kinh doanh với người lao động bằng hình thức nào?
Hình thức người sử dụng lao động công khai tình hình sản xuất, kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
...
2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động thực hiện công khai theo quy định đó, trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì người sử dụng lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 48 Nghị định này:
a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Theo đó, trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể hình thức công khai tình hình sản xuất, kinh doanh thì công ty phải thực hiện công khai theo quy định đó.
Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì công ty có thể căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn các hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:
- Niêm yết công khai tại nơi làm việc;
- Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa công ty và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
- Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;
- Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;
- Hình thức khác mà pháp luật không cấm.
Người lao động được kiểm tra giám sát những nội dung nào tại công ty?
Nội dung người lao động được kiểm tra giám sát được quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung sau:
a) Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;
b) Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
c) Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;
d) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;
đ) Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
2. Hình thức kiểm tra, giám sát của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động được kiểm tra giám sát những nội dung sau đây:
- Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;
- Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
- Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;
- Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;
- Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên mới nhất năm 2025? Cách xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên thế nào?
- Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy đối với giáo viên Tiểu học thông dụng nhất? Hồ sơ quản lý giáo dục bao gồm những gì?
- Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung gì? Bảo vệ Tổ quốc được quy định thế nào?
- Nghị định 73 2024 về tiền thưởng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào?
- Mẫu lịch trực Tết Nguyên đán? Lịch trực Tết Nguyên đán dành cho cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị?