Công ty chứng khoán thực hiện phân bổ vốn trong hạn mức rủi ro dựa trên cơ sở các nguyên tắc nào?
Hạn mức rủi ro là gì?
Hạn mức rủi ro được quy định tại khoản 9 Điều 2 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Trạng thái tập trung rủi ro là trạng thái tập trung chủ yếu vào một hoặc vài rủi ro trọng yếu mà tổn thất do nó gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và khả năng hoạt động liên tục của công ty chứng khoán.
8. Mức độ rủi ro là mức tổn thất được tính bằng tiền nếu rủi ro xảy ra.
9. Hạn mức rủi ro là khoản vốn phải được phân bổ để đáp ứng nguy cơ rủi ro có thể gây tổn thất tối đa mà toàn bộ công ty, hay từng bộ phận kinh doanh có thể chịu đựng được trong một thời gian và mức độ tin cậy nhất định.
10. Khả năng chấp nhận rủi ro là khả năng dùng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến) và các nguồn lực tài chính sẵn có để bù đắp tại mọi thời điểm tất cả các rủi ro trọng yếu và những tổn thất tiềm ẩn cố hữu mà công ty chứng khoán chấp nhận.
11. Trọng yếu: Mức độ trọng yếu được xác định trong mối tương quan với cấu trúc, quy mô và tính phức tạp của mỗi công ty chứng khoán. Mức độ trọng yếu của một rủi ro hoặc một hoạt động phụ thuộc vào mức độ tác động tại hiện tại hoặc tương lai của nó đối với thu nhập hoặc vốn của công ty chứng khoán.
...
Như vậy, theo quy định, hạn mức rủi ro là khoản vốn phải được phân bổ để đáp ứng nguy cơ rủi ro có thể gây tổn thất tối đa mà toàn bộ công ty, hay từng bộ phận kinh doanh có thể chịu đựng được trong một thời gian và mức độ tin cậy nhất định.
Hạn mức rủi ro là gì? (Hình từ Internet)
Hạn mức rủi ro trong công ty chứng khoán được xác định bằng phương pháp nào?
Phương pháp xác định hạn mức rủi ro được quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:
Quản lý hạn mức rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình quản lý hạn mức rủi ro.
2. Quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải bao gồm các phương pháp tính toán, phương pháp phân bổ và thực hiện giám sát.
a) Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Mối tương quan giữa các rủi ro cũng phải được xác định;
b) Việc xác định và phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc trên cơ sở các loại sản phẩm, độ dài của kỳ hạn, mức độ tập trung của một vị thế nắm giữ, hoặc sự khác biệt về nhân tố rủi ro hoặc nhu cầu của từng công ty chứng khoán;
c) Sau khi xác định được hạn mức rủi ro, công ty chứng khoán phải tiếp tục đánh giá về tính hợp lý để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Việc điều chỉnh hạn mức rủi ro phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
Như vậy, theo quy định, hạn mức rủi ro trong công ty chứng khoán được xác định bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng.
Công ty chứng khoán thực hiện phân bổ vốn trong hạn mức rủi ro dựa trên cơ sở các nguyên tắc nào?
Nguyên tắc phân bổ vốn của công ty chứng khoán được quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định 105/QĐ-UBCK năm 2013 như sau:
Hạn mức rủi ro
1. Tùy thuộc vào bản chất của loại rủi ro, công ty chứng khoán phải có phương pháp xác định hạn mức rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của mình, hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, cá nhân tham gia vào các giao dịch chịu rủi ro.
2. Công ty chứng khoán có thể phân bổ vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty và từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh dựa trên các mục tiêu chiến lược của hoạt động kinh doanh. Đồng thời, việc phân bổ vốn phải trong hạn mức rủi ro trên cơ sở các nguyên tắc sau:
a) Việc phân bổ vốn phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc);
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải giám sát và kiểm soát các hạn mức rủi ro để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của công ty không vượt quá mức độ rủi ro chấp nhận được;
c) Bộ phận quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh trong việc tính toán hạn mức rủi ro, lên kế hoạch phân bổ vốn, báo cáo Tổng Giám đốc (Giám đốc).
3. Công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước.
4. Công ty chứng khoán phải đảm bảo các bộ phận và các cá nhân có liên quan hiểu rõ các hạn mức rủi ro, quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải tuân thủ và các hoạt động mà các bộ phận, cá nhân đó được phép thực hiện.
Như vậy, theo quy định, công ty chứng khoán thực hiện phân bổ vốn trong hạn mức rủi ro dựa trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
(1) Việc phân bổ vốn phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc);
(2) Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải giám sát và kiểm soát các hạn mức rủi ro để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của công ty không vượt quá mức độ rủi ro chấp nhận được;
(3) Bộ phận quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh trong việc tính toán hạn mức rủi ro, lên kế hoạch phân bổ vốn, báo cáo Tổng Giám đốc (Giám đốc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu nhập của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào? Nguyên tắc ghi nhận thu nhập của Quỹ hỗ trợ nông dân?
- Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 175? Mẫu dấu thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất theo Nghị định 175?
- Vi phạm giao thông từ năm 2024 sẽ bị phạt theo mức cũ hay mức mới? Nguyên tắc trừ điểm giấy phép lái xe?
- Phiếu thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là mẫu nào?