Công ty chứng khoán phải tính giá trị rủi ro thị trường với chứng quyền có bảo đảm đang lưu hành và hợp đồng tương lai thế nào?
Công ty chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thị trường vào thời điểm nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 91/2020/TT-BTC có quy định:
Giá trị rủi ro thị trường
1. Kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thị trường đối với các tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Rủi ro thị trường phải được xác định đối với các tài sản sau:
a) Chứng khoán trên tài khoản tự doanh không bao gồm số lượng chứng quyền có bảo đảm không phát hành hết (đối với công ty chứng khoán), tài khoản giao dịch chứng khoán (đối với công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán không có nghiệp vụ tự doanh), chứng khoán ủy thác, chứng khoán đầu tư khác. Các chứng khoán trên bao gồm cả số chứng khoán trong quá trình nhận chuyển giao từ bên bán;
b) Chứng khoán nhận hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng khoán đi vay cho bản thân tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán đi vay thay mặt cho các cá nhân, tổ chức khác;
c) Chứng khoán của khách hàng mà tổ chức kinh doanh chứng khoán nhận làm tài sản bảo đảm, sau đó được tổ chức kinh doanh chứng khoán sử dụng hoặc cho một bên thứ ba vay phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Tiền, các khoản tương đương tiền, công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
đ) Chứng khoán mà tổ chức kinh doanh chứng khoán bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn chưa phân phối và chưa nhận thanh toán đầy đủ trong thời gian bảo lãnh phát hành.
3. Chứng khoán, tài sản quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm các loại sau:
a) Cổ phiếu quỹ;
b) Chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều 5 và khoản 5 Điều 6 Thông tư này;
c) Trái phiếu, các công cụ nợ, giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ đã đáo hạn.
d) Chứng khoán đã được phòng ngừa rủi ro bởi chứng quyền bán hoặc hợp đồng tương lai; Chứng quyền bán và hợp đồng quyền bán được sử dụng để phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở.
...
Theo đó công ty chứng khoán sẽ phải xác định giá trị rủi ro thị trường đối với các tài sản của công ty vào lúc kết thúc ngày giao dịch.
Công ty chứng khoán phải tính giá trị rủi ro thị trường với chứng quyền có bảo đảm đang lưu hành và hợp đồng tương lai thế nào? (Hình từ Internet)
Công ty chứng khoán phải tính giá trị rủi ro thị trường với chứng quyền có bảo đảm đang lưu hành thế nào?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 91/2020/TT-BTC có quy định công ty chứng khoán phải tính giá trị rủi ro thị trường đối với chứng quyền có bảo đảm đang lưu hành do công ty chứng khoán phát hành. Giá trị rủi ro này được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thị trường = Max {((P0 x Q0/k- P1 x Q1) x r -MD), 0}
Trong đó:
P0: là giá bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong 05 ngày giao dịch liền trước ngày tính toán.
Q0: là số lượng chứng quyền đang lưu hành của công ty chứng khoán.
k : là tỷ lệ chuyển đổi
P1: là giá của chứng khoán cơ sở được xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này
Q1: là số lượng chứng khoán cơ sở mà công ty chứng khoán dùng để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán chứng quyền có bảo đảm do mình phát hành
r : là hệ số rủi ro thị trường của chứng quyền được xác định theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này
MD : là giá trị ký quỹ khi công ty chứng khoán phát hành chứng quyền có bảo đảm
Lưu ý:
- Chứng khoán cơ sở để tính toán rủi ro thị trường theo công thức nêu trên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Đã có trong phương án phát hành hoặc đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc sử dụng chứng khoán này trên tài khoản tự doanh để phòng ngừa rủi ro khi phát hành chứng quyền có bảo đảm;
+ Là chứng khoán cơ sở của chứng quyền có bảo đảm.
- Trường hợp chứng quyền do công ty chứng khoán phát hành không có lãi như quy định tại khoản 16 Điều 2 Thông tư 91/2020/TT-BTC, công ty chứng khoán không phải tính rủi ro thị trường đối với chứng quyền đã phát hành nhưng phải tính rủi ro thị trường đối với chứng khoán cơ sở hình thành từ hoạt động phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền đã phát hành.
- Công ty chứng khoán phải tính rủi ro thị trường đối với phần chênh lệch dương giữa giá trị chứng khoán cơ sở do công ty chứng khoán dùng để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm do mình phát hành và giá trị chứng khoán cơ sở cần thiết để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm.
Giá trị cần thiết để phòng ngừa rủi ro cho chứng quyền có bảo đảm phải tương ứng với giá trị phòng ngừa.
Công ty chứng khoán phải tính giá trị rủi ro thị trường với hợp đồng tương lai thế nào?
Về giá trị rủi ro thị trường đối với hợp đồng tương lại của công ty chứng khoán được xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Thông tư 91/2020/TT-BTC như sau:
Giá trị rủi ro thị trường đối với hợp đồng tương lai được xác định theo công thức sau:
Giá trị rủi ro thị trường
= Max {((giá trị thanh toán cuối ngày
- Giá trị chứng khoán mua vào)
x Hệ số rủi ro thị trường của hợp đồng tương lai
- Giá trị ký quỹ), 0}
Giá trị thanh toán cuối ngày
= Giá thanh toán cuối ngày x khối lượng mở
Trong đó:
- Giá trị chứng khoán mua vào là giá trị chứng khoán cơ sở mà tổ chức kinh doanh chứng khoán mua vào để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán hợp đồng tương lai;
- Giá trị ký quỹ là phần giá trị tài sản mà tổ chức kinh doanh chứng khoán ký quỹ cho giao dịch đầu tư, tự doanh, tạo lập thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 06 Mẫu báo cáo thẩm tra thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình mới nhất?
- Chi nhánh quản lý phòng giao dịch là gì? Ai có thẩm quyền cho phép thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch?
- Tổng hợp mức phí khai thác và sử dụng tài liệu về cơ sở dữ liệu địa chính từ hệ thống thông tin quốc gia?
- Chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch ngân hàng thương mại phải đáp ứng điều kiện gì? Chi nhánh quản lý phòng giao dịch có thay đổi được không?
- Xe ô tô vượt đèn đỏ có bị tước giấy phép lái xe 04 tháng trong trường hợp nào? Có bắt buộc lập biên bản xe ô tô vượt đèn đỏ?