Công trình xuất hiện vết nứt có phải thực hiện quan trắc công trình để phục vụ công tác bảo trì hay không?
- Công trình xuất hiện vết nứt có phải thực hiện quan trắc công trình để phục vụ công tác bảo trì hay không?
- Chủ sở hữu có thể thuê tổ chức khác thực hiện đánh giá báo cáo kết quả quan trắc công trình đối với công trình xuất hiện vết nứt không?
- Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình đối với công trình xuất hiện vết nứt bao gồm những gì?
Công trình xuất hiện vết nứt có phải thực hiện quan trắc công trình để phục vụ công tác bảo trì hay không?
Theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về trường hợp phải thực hiện quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì như sau:
Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
…
6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.
Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp công trình xuất hiện vết nứt, hay lún, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình thì phải thực hiện quan trắc công trình để phục vụ cho công tác bảo trì công trình xây dựng.
Công trình xuất hiện vết nứt có phải thực hiện quan trắc công trình để phục vụ công tác bảo trì hay không? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu có thể thuê tổ chức khác thực hiện đánh giá báo cáo kết quả quan trắc công trình đối với công trình xuất hiện vết nứt không?
Căn cứ theo quy định tại khoảnh 6 Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
...
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
6. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo kết quả quan trắc.
7. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì công trình xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khắc phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Như vậy, trường hợp công trình xuất hiện vết nứt phải thực hiện quan trắc thì chủ sở hữu công trình có thể thuê tổ chức độc lập để thực hiện đánh giá báo cáo kết quả quan trắc nếu cần thiết.
Lưu ý: Trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực để thực hiện quan trắc công trình.
Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình đối với công trình xuất hiện vết nứt bao gồm những gì?
Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
(2) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
(3) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
(4) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
(5) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
(6) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
(7) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
(8) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
(9) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc;
(10) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
(11) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?