Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng gồm bao nhiêu loại? Lắp đặt phương tiện đo khí tượng bề mặt cần đảm bảo yêu cầu ở độ cao nào?
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng gồm bao nhiêu loại?
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng gồm bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn là cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành để lắp đặt phương tiện đo khí tượng thủy văn và truyền thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn.
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng
1. Các loại công trình quan trắc:
a) Công trình quan trắc khí tượng bề mặt, khí tượng nông nghiệp: vườn quan trắc để lắp đặt các thiết bị quan trắc, tháp (cột) lắp đặt thiết bị đo tự động;
b) Công trình quan trắc khí tượng trên cao: nhà chế khí, khu vực bơm bóng, vườn để lắp đặt thiết bị quan trắc bề mặt và thả bóng thám không;
c) Công trình quan trắc ra đa thời tiết: tháp ăng ten;
d) Công trình quan trắc thủy văn: mốc độ cao; công trình quan trắc mực nước (tuyến bậc cọc, thủy chí, giếng tự ghi mực nước, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động); công trình quan trắc lưu lượng nước sông (công trình cáp chính, cáp thủy trực, tiêu xác định vị trí thủy trực, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động);
đ) Công trình quan trắc hải văn: mốc độ cao; công trình quan trắc mực nước (tuyến bậc cọc, thủy chí, giếng tự ghi mực nước, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động); công trình quan trắc sóng; công trình quan trắc dòng chảy.
2. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt, bảo dưỡng các loại công trình quan trắc:
a) Công trình phải ổn định, chắc chắn; an toàn, thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị; công trình được bảo dưỡng tối thiểu một năm một lần, đảm bảo an toàn và chất lượng số liệu quan trắc;
b) Kỹ thuật công trình quan trắc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng gồm 04 loại sau đây:
- Công trình quan trắc khí tượng bề mặt, khí tượng nông nghiệp: vườn quan trắc để lắp đặt các thiết bị quan trắc, tháp (cột) lắp đặt thiết bị đo tự động;
- Công trình quan trắc khí tượng trên cao: nhà chế khí, khu vực bơm bóng, vườn để lắp đặt thiết bị quan trắc bề mặt và thả bóng thám không;
- Công trình quan trắc ra đa thời tiết: tháp ăng ten;
- Công trình quan trắc thủy văn: mốc độ cao; công trình quan trắc mực nước (tuyến bậc cọc, thủy chí, giếng tự ghi mực nước, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động); công trình quan trắc lưu lượng nước sông (công trình cáp chính, cáp thủy trực, tiêu xác định vị trí thủy trực, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động);
- Công trình quan trắc hải văn: mốc độ cao; công trình quan trắc mực nước (tuyến bậc cọc, thủy chí, giếng tự ghi mực nước, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động); công trình quan trắc sóng; công trình quan trắc dòng chảy.
Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng là gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng
…
2. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt, bảo dưỡng các loại công trình quan trắc:
a) Công trình phải ổn định, chắc chắn; an toàn, thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị; công trình được bảo dưỡng tối thiểu một năm một lần, đảm bảo an toàn và chất lượng số liệu quan trắc;
b) Kỹ thuật công trình quan trắc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khi lắp đặt công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng thì cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Công trình phải ổn định, chắc chắn; an toàn, thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị; công trình được bảo dưỡng tối thiểu một năm một lần, đảm bảo an toàn và chất lượng số liệu quan trắc;
- Kỹ thuật công trình quan trắc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BTNMT.
Lắp đặt phương tiện đo khí tượng bề mặt cần đảm bảo yêu cầu ở độ cao nào?
Theo Điều 8 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Phương tiện đo khí tượng thủy văn
…
2. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt phương tiện đo các yếu tố khí tượng bề mặt:
a) Vị trí lắp đặt phương tiện đo các yếu tố khí tượng bề mặt được bố trí trong vườn quan trắc quy định tại Mục I Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phương tiện đo gió được lắp đặt ở độ cao từ 10m đến 12m so với mặt đất, bảo đảm thông thoáng, hướng Bắc của phương tiện đo phải đúng với hướng Bắc thực;
c) Phương tiện đo nhiệt độ, độ ẩm không khí được lắp đặt ở độ cao 1,5m so với mặt đất hoặc mặt nền, bảo đảm thông thoáng và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;
d) Phương tiện đo mưa có miệng hứng nước mưa được lắp đặt ở độ cao cách mặt đất hoặc mặt nền từ 1,5m trở lên, bảo đảm thông thoáng, ngang bằng;
đ) Phương tiện đo thời gian nắng, bức xạ mặt trời được lắp đặt ở độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất hoặc mặt nền, không bị che nắng, trục bộ cảm biến đúng hướng Bắc - Nam, bảo đảm ngang bằng và đúng vĩ độ địa phương;
e) Phương tiện đo bốc hơi được lắp đặt ở độ cao 0,27m so với mặt đất, bề mặt thiết bị đo phải ngang bằng, bảo đảm thông thoáng;
g) Phương tiện đo áp suất khí quyển được lắp đặt ở độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất, không bị mưa, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp; vị trí đặt thiết bị đo áp suất khí quyển phải được dẫn độ cao quốc gia;
h) Phương tiện đo nhiệt độ đất được đặt trên bề mặt đất và các lớp đất sâu theo nhu cầu quan trắc, bảo đảm thông thoáng, không bị che ánh nắng mặt trời.
Theo đó, khi lắp đặt các phương tiện đo khí tượng bề mặt cần cần đảm bảo yêu cầu ở độ cao sau:
- Vị trí lắp đặt phương tiện đo các yếu tố khí tượng bề mặt được bố trí trong vườn quan trắc quy định tại Mục I Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phương tiện đo gió được lắp đặt ở độ cao từ 10m đến 12m so với mặt đất, bảo đảm thông thoáng, hướng Bắc của phương tiện đo phải đúng với hướng Bắc thực;
- Phương tiện đo nhiệt độ, độ ẩm không khí được lắp đặt ở độ cao 1,5m so với mặt đất hoặc mặt nền, bảo đảm thông thoáng và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;
- Phương tiện đo mưa có miệng hứng nước mưa được lắp đặt ở độ cao cách mặt đất hoặc mặt nền từ 1,5m trở lên, bảo đảm thông thoáng, ngang bằng;
- Phương tiện đo thời gian nắng, bức xạ mặt trời được lắp đặt ở độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất hoặc mặt nền, không bị che nắng, trục bộ cảm biến đúng hướng Bắc - Nam, bảo đảm ngang bằng và đúng vĩ độ địa phương;
- Phương tiện đo bốc hơi được lắp đặt ở độ cao 0,27m so với mặt đất, bề mặt thiết bị đo phải ngang bằng, bảo đảm thông thoáng;
- Phương tiện đo áp suất khí quyển được lắp đặt ở độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất, không bị mưa, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp; vị trí đặt thiết bị đo áp suất khí quyển phải được dẫn độ cao quốc gia;
- Phương tiện đo nhiệt độ đất được đặt trên bề mặt đất và các lớp đất sâu theo nhu cầu quan trắc, bảo đảm thông thoáng, không bị che ánh nắng mặt trời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?