Công thức xác định khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu trong cấu thành giá cơ sở xăng dầu là gì?
Công thức xác định khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu trong cấu thành tính giá cơ sở xăng dầu là gì?
Căn cứ khoản 28 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP (bổ sung Điều 38a Nghị định 83/2014/NĐ-CP) có quy định như sau:
Công thức giá cơ sở:
1. Giá cơ sở xăng dầu được xác định bằng (=) giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu cộng (+) giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, trong đó:
...
c) Giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định bằng (=) giá xăng dầu thế giới cộng (+) chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ bình ổn giá cộng (+) lợi nhuận định mức cộng (+) chi phí về thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuê bảo vệ môi trường (nếu có), thuế giá trị gia tăng) cộng (+) phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong đó:
...
- Chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) được xác định trên cơ sở giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định trên cơ sở các yếu tố hình thành giá cơ sở do Bộ Tài chính hướng dẫn để Bộ Công Thương tính toán, áp dụng trong công thức tính giá cơ sở. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành.
Theo đó, công thức xác định khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt xăng dầu để tính giá cơ sở xăng dầu là:
Chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Công thức xác định khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu trong cấu thành giá cơ sở xăng dầu là gì? (Hình từ Internet)
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt để tính giá cơ sở xăng dầu được xác định như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 104/2021/TT-BTC có quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt để tính giá cơ sở xăng dầu được xác định như sau:
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước được xác định bằng (=) Giá xăng dầu thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng hoặc trừ (±) premium trong nước.
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức tính giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định bằng (=) Giá xăng dầu thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) Chi phí về thuế nhập khẩu cộng (+) Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) (Chi phí kinh doanh định mức + Lợi nhuận định mức) cộng (+) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá (nếu có).
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt để tính giá cơ sở xăng sinh học được xác định bằng (=) Tỷ lệ phần trăm thể tích xăng (%) nhân (x) [{Giá xăng thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) Chi phí về thuế nhập khẩu xăng} nhân (x) Tỷ trọng sản lượng xăng nhập khẩu (%) cộng (+) {Giá xăng thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) premium trong nước (+) Chi phí đưa xăng từ nhà máy lọc dầu trong nước đến cảng (nếu có)} nhân (x) Tỷ trọng sản lượng xăng từ nguồn sản xuất trong nước (%)}] cộng (+) Tỷ lệ phần trăm thể tích Etanol nhiên liệu (%) nhân (x) Giá Etanol nhiên liệu cộng + Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) (Chi phí kinh doanh định mức + Lợi nhuận định mức) cộng (+) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá (nếu có).
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014), quy định về các đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể bao gồm:
- Hàng hóa:
+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
+ Rượu;
+ Bia;
+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
+ Tàu bay, du thuyền;
+ Xăng các loại;
+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
+ Bài lá;
+ Vàng mã, hàng mã.
- Dịch vụ:
+ Kinh doanh vũ trường;
+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
+ Kinh doanh đặt cược;
+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
+ Kinh doanh xổ số.
Theo đó, xăng các loại thuộc loại hàng hóa đang phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, về mức thuế suất đối với loại hàng hóa này:
Căn cứ Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) có quy định thuế suất áp dụng đối với các loại xăng được xác định là:
+ Xăng: 10%
+ Xăng E5: 8%
+ Xăng E10: 7%
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?