Công thức tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý được quy định thế nào?
- Công thức tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý được quy định thế nào?
- Cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý có phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế giá trị gia tăng không?
- Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý?
Công thức tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.
...
Theo quy định trên, đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng. Cụ thể:
Thuế GTGT = giá trị gia tăng x thuế suất
Trong đó:
- Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc đá quý có phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định về phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Phương pháp khấu trừ thuế
...
4. Các trường hợp khác:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế giá trị gia tăng heo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý?
Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là Mẫu 03/GTGT Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?