Công tác thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Yêu cầu của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục là gì?
- Công tác thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Có những biện pháp nào để thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục?
Yêu cầu của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục là gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 3323/QĐ-BGDĐT năm 2010 quy định yêu cầu của công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
Yêu cầu của công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục.
2. Nghiêm cấm hút thuốc lá ở các nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.
3. Đảm bảo phối hợp thường xuyên giữa nhà trường, địa phương và gia đình người học trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Phát huy vai trò gương mẫu của nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục và sự chủ động tích cực của người học trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
5. Đảm bảo quyền của người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không khói thuốc lá.
Như vậy, yêu cầu của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục bao gồm:
(1) Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục.
(2) Nghiêm cấm hút thuốc lá ở các nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.
(3) Đảm bảo phối hợp thường xuyên giữa nhà trường, địa phương và gia đình người học trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(4) Phát huy vai trò gương mẫu của nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục và sự chủ động tích cực của người học trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(5) Đảm bảo quyền của người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không khói thuốc lá.
Yêu cầu của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục là gì? (Hình từ Internet)
Công tác thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 4 Quy định về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 3323/QĐ-BGDĐT năm 2010 quy định nguyên tắc thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
Nguyên tắc thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Cung cấp thông tin chính xác, khách quan liên quan đến tác hại của thuốc lá.
2. Bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nội dung hoạt động của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
3. Nghiêm cấm người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục sử dụng thuốc lá trong các nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.
4. Khuyến khích người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục đang sử dụng thuốc lá thay đổi hành vi, tiến tới cai nghiện thuốc lá.
Như vậy, theo quy định, công tác thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
(1) Cung cấp thông tin chính xác, khách quan liên quan đến tác hại của thuốc lá.
(2) Bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nội dung hoạt động của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
(3) Nghiêm cấm người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục sử dụng thuốc lá trong các nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục.
(4) Khuyến khích người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục đang sử dụng thuốc lá thay đổi hành vi, tiến tới cai nghiện thuốc lá.
Có những biện pháp nào để thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục?
Căn cứ Điều 6 Quy định về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 3323/QĐ-BGDĐT năm 2010 quy định các biện pháp thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
Các biện pháp thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Lồng ghép nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các môn học có liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, mít tinh, biểu diễn văn nghệ về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
3. Tổ chức Tuần lễ quốc gia không thuốc lá và ngày Thế giới không thuốc lá 31/5.
4. Tổ chức giáo dục, tuyên truyền thông qua các hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
5. Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân gương mẫu không hút thuốc lá.
6. Phối hợp nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá với nội dung hoạt động của các phong trào thi đua của ngành giáo dục và của địa phương.
Như vậy, các biện pháp thông tin, giáo dục, tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm:
(1) Lồng ghép nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các môn học có liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
(2) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, mít tinh, biểu diễn văn nghệ về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(3) Tổ chức Tuần lễ quốc gia không thuốc lá và ngày Thế giới không thuốc lá 31/5.
(4) Tổ chức giáo dục, tuyên truyền thông qua các hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
(5) Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân gương mẫu không hút thuốc lá.
(6) Phối hợp nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá với nội dung hoạt động của các phong trào thi đua của ngành giáo dục và của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?