Công tác quản lý vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo phương thức nào?
- Công tác quản lý vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo phương thức nào?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ được SCIC quản lý như thế nào?
- Doanh nghiệp SCIC được phép cung cấp các dịch vụ tư vấn nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Công tác quản lý vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 54 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về các phương thức thực hiện quản lý của SCIC tại doanh nghiệp như sau:
Phương thức thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
1. SCIC trực tiếp quản lý hoặc thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua hệ thống Người đại diện theo quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ của SCIC, Quy chế Người đại diện của SCIC do Hội đồng thành viên SCIC ban hành.
2. Các hình thức cử, ủy quyền Người đại diện:
a) SCIC thực hiện cử hoặc ủy quyền Người đại diện thông qua quyết định ủy quyền làm người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp;
b) Các trường hợp SCIC không cử, ủy quyền cho Người đại diện vốn, SCIC sẽ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh tại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
c) Các hình thức ủy quyền khác theo Quy chế Người đại diện của SCIC.
Như vậy, SCIC sẽ trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hệ thống Người đại diện.
Theo đó, SCIC có thể thực hiện công tác quản lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với các hình thức cử, ủy quyền Người đại diện sau:
(1) SCIC thực hiện cử hoặc ủy quyền Người đại diện thông qua quyết định ủy quyền làm người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp;
(2) Các trường hợp SCIC không cử, ủy quyền cho Người đại diện vốn, SCIC sẽ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh tại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
(3) Các hình thức ủy quyền khác theo Quy chế Người đại diện của SCIC.
Công tác quản lý vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ được SCIC quản lý như thế nào?
Theo Điều 52 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP thì SCIC thực hiện quả lý đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
(1) Quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu công ty sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương; quyết định vốn điều lệ khi thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
(2) Ban hành Quy chế quản lý tài chính chi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
(3) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
(4) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của công ty.
(5) Phê duyệt, sửa đổi điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
(6) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định nhưng không vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
(7) Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
(8) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp SCIC được phép cung cấp các dịch vụ tư vấn nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 51 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về các hoạt động khác của doanh nghiệp SCIC như sau:
Các hoạt động khác
1. Hoạt động tư vấn
SCIC được cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đầu tư tài chính
SCIC được thành lập hoặc tham gia góp vốn thành lập các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư và các hình thức đầu tư tài chính khác theo quy định của pháp luật và quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này.
3. Nhận ủy thác đầu tư
SCIC được nhận ủy thác từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư và được hưởng phí theo hợp đồng ủy thác.
4. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Doanh nghiệp SCIC được phép cung cấp các dịch vụ tư vấn như:
- Tư vấn đầu tư;
- Tư vấn tài chính;
- Tư vấn cổ phần hóa,
- Tư vấn quản trị doanh nghiệp;
- Tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp,
- Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?