Công tác phòng chống cháy nổ đối với việc bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Quy trình kiểm tra chất lượng đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Nhà kho dùng để chứa bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định ra sao? Những lô hàng bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào về thẻ lô hàng cũng như chế độ ghi chép sổ sách? Công tác phòng chống cháy nổ được quy định như thế nào?

Quy trình kiểm tra chất lượng đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, quy trình kiểm tra chất lượng đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như sau:

"5.1. Kiểm tra chất lượng
5.1.1. Kiểm tra trước khi nhập kho
5.1.1.1. Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp, Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp đối với bè nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia.
5.1.1.2. Đơn vị dự trữ quốc gia kiểm tra theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 của Quy chuẩn này.
5.1.2. Kiểm tra trước thời gian hết hạn bảo hành và trong quá trình lưu kho
5.1.2.1. Kiểm tra trước thời gian hết hạn bảo hành
Trước thời gian hết hạn bảo hành 3 tháng, đơn vị dự trữ quốc gia tiến hành lấy ngẫu nhiên tối thiểu 1 mẫu (số lượng là 01 chiếc bè nhẹ) để thử các chỉ tiêu tính nổi và thử rơi tại cơ quan Đăng kiểm Việt Nam. Nếu mẫu lấy đi kiểm tra có một chỉ tiêu không đảm bảo chất lượng theo quy định thì đơn vị dự trữ quốc gia mời đơn vị cung cấp hàng lấy mẫu bất kỳ để kiểm tra. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị dự trữ quốc gia yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp bè nhẹ có trách nhiệm thay thế bè nhẹ mới đảm bảo chất lượng.
5.1.2.2. Kiểm tra trong quá trình lưu kho
Đến năm thứ 6 lưu kho và 6 tháng trước thời gian hết hạn lưu kho đơn vị dự trữ quốc gia lấy ngẫu nhiên tối thiểu 1 mẫu (số lượng là 01 chiếc bè nhẹ) đi kiểm tra các chỉ tiêu tính nổi, thử rơi tại cơ quan Đăng kiểm Việt Nam và báo cáo kết quả về cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách.
5.1.2.3. Kiểm tra trước khi xuất kho
Đơn vị dự trữ quốc gia tổ chức kiểm tra ngoại quan như sau:
- Lấy mẫu: Theo quy định tại điểm 3.1.1, khoản 3.1, Mục 3 của Quy chuẩn này;
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra bao gói, vật liệu phản quang, dây bám...
5.1.3. Thời gian sản xuất, bảo hành và lưu kho bảo quản bè nhẹ
5.1.3.1. Thời gian từ khi chế tạo (sản xuất) đến khi nhập kho dự trữ quốc gia: Không lớn hơn 6 tháng (kể cả thời gian vận chuyển).
5.1.3.2. Thời gian bảo hành: Tối thiểu 36 tháng tính từ ngày ký biên bản giao nhận đối với bè nhẹ nhập kho dự trữ quốc gia.
5.1.3.3. Thời gian lưu kho bảo quản: Không lớn hơn 8 năm kể từ ngày nhập kho."

Theo đó, khi tiến hành nhập kho đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia thì cần đảm bảo thực hiện theo quy trình trên.

Bè nhẹ

Bè nhẹ 

Nhà kho dùng để chứa bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia cần tuân thủ yêu cầu gì?

Căn cứ tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, yêu cầu về nhà kho dùng để chứa bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như sau:

"5.2. Yêu cầu về nhà kho
Bè nhẹ được chứa trong kho chứa hàng vật tư, thiết bị, cứu hộ, cứu nạn có cùng điều kiện bảo quản, có yêu cầu cơ bản sau:
- Phải là loại kho có tường bao, mái che chống nắng mưa gió bão, trần chống nóng;
- Nền kho phẳng, cứng, chịu được tải trọng tối thiểu 3,0 tấn/m2;
- Kho được trang bị đủ quạt thông gió để bảo đảm trong kho luôn được khô ráo, thoáng mát; có dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm không khí;
- Phải có hệ thống chống chim, chuột, phòng trừ mối và sinh vật gây hại khác, có hệ thống điện chiếu sáng phục vụ công tác bảo quản, bảo vệ;
- Phải xa các nguồn hóa chất, nơi dễ cháy nổ, đường điện cao thế, hạn chế tối đa bụi bẩn, bức xạ nhiệt;
- Có nội quy, phương tiện và phương án phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt."

Những lô hàng bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào về thẻ lô hàng cũng như chế độ ghi chép sổ sách?

Theo quy định tại tiểu mục 5.3, tiểu mục 5.4 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia cụ thể như sau:

"5.3. Thẻ lô hàng
Mỗi lô hàng đều được lập thẻ lô hàng gồm các nội dung sau:
- Ký hiệu sản phẩm;
- Quy cách;
- Tên cơ sở chế tạo, địa chỉ;
- Năm chế tạo;
- Số lượng;
- Ngày nhập kho.
5.4. Chế độ ghi chép sổ sách và theo dõi hàng hóa
5.4.1. Cùng với việc lập các chứng từ theo chế độ kế toán dự trữ quốc gia phải lập sổ theo dõi bảo quản (gọi tắt là sổ bảo quản).
5.4.2. Sổ bảo quản
Sổ bảo quản phải đóng dấu giáp lai, có đủ các thành phần ký tên và đóng dấu đơn vị.
Thủ kho hàng ngày phải mở cửa kho, kiểm tra hàng hóa và các điều kiện đảm bảo chất lượng; ghi chép đầy đủ các diễn biến về số lượng, chất lượng, nội dung công việc bảo quản, các hư hỏng phát sinh và kết quả xử lý trong sổ bảo quản.
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý bè nhẹ 02 lần/tháng; bộ phận kỹ thuật bảo quản đơn vị trực tiếp quản lý bè nhẹ 01 lần/tuần ghi chép tình hình diễn biến về số lượng, chất lượng và đánh giá công tác bảo quản hàng hóa trong sổ bảo quản.
Định kỳ 3 tháng một lần, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia phải kiểm tra và ghi nhận xét đánh giá công tác bảo quản vào sổ bảo quản."

Công tác phòng chống cháy nổ đối với việc bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Công tác phòng chống cháy nổ bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, cụ thể như sau:

"5.5. Phòng chống cháy nổ: Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng hàng hóa và kho dự trữ quốc gia an toàn."

Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể liên quan đến bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia như:

- quy trình kiểm tra chất lượng

- yêu cầu đối với nhà kho, thẻ lô hàng

- chế độ ghi chép sổ sách, theo dõi hàng hóa

công tác phòng chống cháy nổ

Các cá nhân, tổ chức liên quan cần áp dụng thực hiện những quy định trên một cách thống nhất.

Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác phòng chống cháy nổ đối với việc bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác giao nhận và bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia?
Pháp luật
Quy trình kiểm tra bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia khi nhập kho được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các yêu cầu về kỹ thuật cần đáp ứng khi sản xuất bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia là gì? Để xác định chất lượng bè nhẹ có thể sử dụng những phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
494 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: