Cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác giao nhận và bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia?

Đối với công tác giao nhận và bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc bảo quản, quy trình xuất kho cũng như công tác báo cáo chất lượng bè nhẹ? Cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác giao nhận và bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia?

Quy trình bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 4.4 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, việc bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định cụ thể như sau:

"4.4. Bảo quản
4.4.1. Quy hoạch, kê xếp bè nhẹ trong kho
- Cần bảo quản bè nhẹ ở kho riêng. Nếu tận dụng kho lớn thì phải ngăn ra từng khu vực bảo quản cho từng loại hàng hóa riêng biệt;
- Bè nhẹ được xếp theo lô trên giá kê, để riêng từng chủng loại, từng thời gian nhập, cụ thể như sau:
Tầng dưới cùng của giá cách mặt nền kho không nhỏ hơn 0,3 m;
Mặt trên cùng của lô bè nhẹ cách trần kho không nhỏ hơn 2 m;
Giá kê có 3 tầng làm bằng kim loại đảm bảo chắc chắn và thuận tiện trong bảo quản;
Các tầng của giá cách nhau tối thiểu 1100 mm để được một bè nhẹ theo phương nằm nghiêng hoặc có thể xếp chồng lên nhau theo chiều bề mặt làm việc nhưng không quá 4 lớp bè nhẹ;
Giá để cách tường, cột nhà kho không nhỏ hơn 0,5 m. Giữa hai hàng giá hoặc các lô phải cách nhau không nhỏ hơn 1,5 m tạo lối đi hợp lý trong kho;
- Bè nhẹ được sắp xếp ngay ngắn, chắc chắn, dễ quan sát, dễ kiểm đếm;
- Có sơ đồ vị trí hàng hóa đang bảo quản trong kho để thuận tiện quan sát, theo dõi và kiểm tra hàng.
4.4.2. Bảo quản lần đầu
Sau khi nhập bè nhẹ xong, tiến hành bảo quản lần đầu: Lau chùi, vệ sinh bao bì đựng bè nhẹ. Đối với miệng bao bì đựng bè nhẹ bị tuột thì khâu lại cho chắc chắn. Sau khi vệ sinh, hoàn thiện bao bì đựng bè nhẹ thì tiến hành kê xếp hàng hóa trên giá kê cho ngay ngắn và hoàn thiện thẻ lô hàng, sổ bảo quản.
4.4.3. Bảo quản thường xuyên
4.4.3.1. Hằng ngày kiểm tra kho, nhiệt độ và độ ẩm, nếu thấy có biến động (bè nhẹ bị đổ, có chuột hoặc các tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng bè nhẹ) thì tìm hiểu nguyên nhân và chủ động có biện pháp xử lý kịp thời, nếu vượt quá khả năng và quyền hạn thì báo cáo ngay với thủ trưởng đơn vị hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý để có biện pháp giải quyết. Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm không khí trong kho, thực hiện thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức (nếu cần thiết) để đảm bảo điều kiện bảo quản bình thường (nhiệt độ không quá 35°C và độ ẩm không khí không quá 85%).
Mỗi tuần tối thiểu hai lần dùng chổi mềm hoặc máy hút bụi tiến hành làm sạch bụi bẩn, mạng nhện phía ngoài bao bì bè nhẹ, giá kê, nền, trần kho và tường kho.
4.4.3.2. Ba tháng một lần (kể từ khi nhập kho) tiến hành đào bè nhẹ theo tuần tự "trên xuống, dưới lên" giữa các bè nhẹ trong cùng một tầng và giữa các tầng.
Mỗi năm một lần (kể từ khi nhập kho) dỡ bè nhẹ bảo quản trong kho và nhẹ nhàng bỏ bao bì ra, dùng giẻ mềm, sạch, khô hoặc máy hút bụi làm sạch cẩn thận từng chiếc. Kiểm tra dây bám, tay bám của bè nhẹ, nếu có đột biến phải báo cáo lên cấp trên. Làm sạch trong, ngoài bao bì, nhẹ nhàng cho bè nhẹ vào để bảo quản như ban đầu, đồng thời tiến hành tổng vệ sinh kho hàng."

Bè nổi

Bè nổi

Quy trình xuất kho đối với bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 4.5 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, quy trình xuất kho bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

"4.5. Quy trình xuất kho
- Trước khi xuất bè nhẹ: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết và các giấy tờ, sổ sách chứng từ có liên quan đến việc xuất bè nhẹ;
- Xuất bè nhẹ theo nguyên tắc: Bè nhẹ nhập trước xuất trước, bè nhẹ nhập sau xuất sau;
- Xuất đúng số lượng, đúng chủng loại;
- Khi xuất hàng xong phải hoàn chỉnh các thủ tục, chứng từ giao nhận theo đúng quy định."

Quy định về báo cáo chất lượng bè nhẹ cần đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ tiểu mục 4.6 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia, các quy định về báo cáo chất lượng bè nhẹ bao gồm:

"4.6. Quy định về báo cáo chất lượng bè nhẹ
- Chậm nhất một tháng sau khi kết thúc nhập kho, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia chỉ đạo các cơ quan chuyên môn báo cáo chất lượng bè nhẹ nhập kho về cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách;
- Hàng quý, tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách tình hình chất lượng bè nhẹ đang bảo quản trước ngày 20 của tháng cuối quý. Trường hợp đột xuất đơn vị gửi báo cáo riêng;
- Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia chỉ đạo các cơ quan chuyên môn báo cáo chất lượng bè nhẹ về cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách trước khi xuất kho."

Cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác giao nhận và bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia?

Theo quy định tại Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2017/BTC về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia,

"6. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
6.1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp bè nhẹ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm có chất lượng phù hợp với quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này.
6.2. Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác giao nhận và bảo quản bè nhẹ theo đúng quy định tại Mục 4 và Mục 5 của Quy chuẩn này."

Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể liên quan đến quá trình giao nhận và bảo quản bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia thông qua các tiêu chuẩn về bảo quản, xuất kho và báo cáo chất lượng.

Đồng thời tiêu chuẩn này cũng có quy định cụ thể trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia.

Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
Dự trữ quốc gia Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng lương công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia 2024 là bao nhiêu sau khi tăng lương cơ sở?
Pháp luật
Kỹ thuật viên chính về bảo quản hàng dự trữ quốc gia cần có trình độ như thế nào? Có các công việc cụ thể gì?
Pháp luật
Chính phủ quyết định xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho những tỉnh nào trong dịp Tết Âm lịch 2024?
Pháp luật
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì? Việc dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Xuồng cao tốc dự trữ quốc gia là gì? Quy trình kiểm tra khi nhập kho đối với xuồng cao tốc dự trữ quốc gia?
Pháp luật
Nguyên liệu làm thuốc là gì theo quy định hiện nay? Người chịu trách nhiệm chuyên môn về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc phải cần có điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia mới nhất hiện nay như thế nào? Thời hạn của Hợp đồng do ai quyết định?
Pháp luật
Trong tình huống đột xuất, cấp bách, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Mức phân bổ cho dự trữ quốc gia là gì? Ai có quyền quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm?
Pháp luật
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là gì? Tổ chức được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia
1,087 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia Dự trữ quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bè nhẹ cứu sinh dự trữ quốc gia Xem toàn bộ văn bản về Dự trữ quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào