Công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ được dựa trên những căn cứ nào?
- Công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ được dựa trên những căn cứ nào?
- Hồ sơ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ gồm những tài liệu gì?
- Đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ kết quả kiểm tra trong vòng bao lâu sau khi kết thúc kiểm tra?
Công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ được dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 14 Quy chế cập nhật thông tin, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1645/QĐ-TTCP năm 2015 quy định căn cứ kiểm tra, hình thức kiểm tra như sau:
Căn cứ kiểm tra, hình thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất.
2. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ tiến hành dựa trên kế hoạch được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt.
3. Kiểm tra đột xuất tiến hành dựa trên yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện cục, vụ, đơn vị, cá nhân có dấu hiệu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung nhiệm vụ được giao.
Như vậy, căn cứ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với hình thức kiểm tra thường xuyên thì định kỳ tiến hành dựa trên kế hoạch được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phê duyệt.
(2) Đối với hình thức kiểm tra đột xuất thì tiến hành dựa trên yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện cục, vụ, đơn vị, cá nhân có dấu hiệu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung nhiệm vụ được giao.
Công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ được dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ gồm những tài liệu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế cập nhật thông tin, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1645/QĐ-TTCP năm 2015 quy định hồ sơ kiểm tra như sau:
Hồ sơ kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra phải lập hồ sơ kiểm tra. Hồ sơ kiểm tra gồm các tài liệu sau đây:
a) Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;
b) Văn bản giao nhiệm vụ của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và các văn bản liên quan (nếu có);
c) Văn bản theo dõi, đôn đốc (nếu có);
d) Báo cáo, tài liệu phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
đ) Kế hoạch kiểm tra (hoặc văn bản có ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ liên quan đến việc kiểm tra);
e) Biên bản, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
g) Báo cáo kết quả kiểm tra;
h) Tài liệu khác có liên quan.
2. Sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm bàn giao hồ sơ kiểm tra cho Văn phòng lưu theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ kiểm tra gồm các tài liệu sau đây:
(1) Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra;
(2) Văn bản giao nhiệm vụ của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và các văn bản liên quan (nếu có);
(3) Văn bản theo dõi, đôn đốc (nếu có);
(4) Báo cáo, tài liệu phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
(5) Kế hoạch kiểm tra (hoặc văn bản có ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ liên quan đến việc kiểm tra);
(6) Biên bản, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
(7) Báo cáo kết quả kiểm tra;
(8) Tài liệu khác có liên quan.
Đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ kết quả kiểm tra trong vòng bao lâu sau khi kết thúc kiểm tra?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế cập nhật thông tin, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1645/QĐ-TTCP năm 2015 quy định về báo cáo kết quả kiểm tra như sau:
Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Thời gian báo cáo kết quả kiểm tra
Chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ kết quả kiểm tra, đồng thời gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp để theo dõi, tổng hợp.
Căn cứ kết luận của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Trưởng đoàn kiểm tra tham mưu thông báo kết quả kiểm tra gửi cục, vụ, đơn vị được kiểm tra.
2. Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra phải nêu rõ các nội dung sau:
a) Đánh giá việc triển khai thực hiện và tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cục, vụ, đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan; đánh giá việc cập nhật thông tin về nhiệm vụ, tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các cục, vụ, đơn vị.
b) Đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ của vụ, cục, đơn vị được kiểm tra. Trường hợp chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao phải xác định rõ tính chất, mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm của cục, vụ, đơn vị trong việc chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, theo quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ kết quả kiểm tra, đồng thời gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp để theo dõi, tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?