Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước được thực hiện nhằm mục đích gì? Tập trung vào những đối tượng nào?
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước được thực hiện nhằm mục đích gì?
Theo Điều 4 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1694/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Mục đích kiểm soát chất lượng kiểm toán
1. Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực KTNN, Quy trình kiểm toán của KTNN, hướng dẫn kiểm toán, mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, Kế hoạch kiểm toán được duyệt và các quy định khác có liên quan trong quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện các cuộc kiểm toán của KTNN.
2. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại trong tổ chức, quản lý, thực hiện hoạt động kiểm toán, củng cố chặt chẽ bằng chứng kiểm toán, củng cố cơ sở pháp lý cho các kết quả kiểm toán, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp bỏ sót kết quả, góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
3. Đảm bảo chất lượng kiểm toán và chất lượng của Báo cáo kiểm toán, tăng cường tính hiệu lực của kết luận và kiến nghị kiểm toán, tính minh bạch, sự tin cậy đối với hoạt động kiểm toán của KTNN.
4. Phát hiện những bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN.
Theo đó, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước được thực hiện nhằm mục đích:
- Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước, hướng dẫn kiểm toán, mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, Kế hoạch kiểm toán được duyệt và các quy định khác có liên quan trong quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện các cuộc kiểm toán của kiểm toán nhà nước.
- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại trong tổ chức, quản lý, thực hiện hoạt động kiểm toán, củng cố chặt chẽ bằng chứng kiểm toán, củng cố cơ sở pháp lý cho các kết quả kiểm toán, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp bỏ sót kết quả, góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
- Đảm bảo chất lượng kiểm toán và chất lượng của Báo cáo kiểm toán, tăng cường tính hiệu lực của kết luận và kiến nghị kiểm toán, tính minh bạch, sự tin cậy đối với hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước.
- Phát hiện những bất cập để đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước (Hình từ Internert)
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước tập trung vào những đối tượng nào?
Theo Điều 5 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1694/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán
Đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm:
1. Các hoạt động tổ chức, thực hiện cuộc kiểm toán theo nhiệm vụ được phân cấp đối với từng cấp kiểm soát, theo các giai đoạn (chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập và gửi Báo cáo kiểm toán của KTNN) được quy định trong Quy trình kiểm toán của KTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, các quy định khác của KTNN.
2. Các hoạt động tổ chức thực hiện các quy định của KTNN về kiểm soát chất lượng kiểm toán theo phân cấp của Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán và KTVNN.
Theo đó, đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm:
- Các hoạt động tổ chức, thực hiện cuộc kiểm toán theo nhiệm vụ được phân cấp đối với từng cấp kiểm soát, theo các giai đoạn (chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập và gửi Báo cáo kiểm toán của kiểm toán nhà nước) được quy định trong Quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, các quy định khác của kiểm toán nhà nước.
- Các hoạt động tổ chức thực hiện các quy định của kiểm toán nhà nước về kiểm soát chất lượng kiểm toán theo phân cấp của Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán nhà nước, Tổ kiểm toán và KTVNN.
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 7 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1694/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Nguyên tắc kiểm soát chất lượng kiểm toán
1. Tuân thủ pháp luật, Luật KTNN, quy trình, chuẩn mực KTNN và các quy định của KTNN.
2. Kiểm soát thường xuyên, liên tục toàn bộ hoạt động kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán trong mỗi giai đoạn, mỗi bước công việc nhằm đảm bảo mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng.
3. Việc tổ chức, triển khai công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của cấp Kiểm toán trưởng và cấp Tổng KTNN có thể áp dụng kết hợp các hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán nêu tại Khoản 4 Điều 3 được quy định đối với từng cấp kiểm soát, cho phù hợp với yêu cầu quản lý, tính chất của cuộc kiểm toán.
4. Đảm bảo trung thực, khách quan, kịp thời.
Theo đó, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật, Luật KTNN, quy trình, chuẩn mực KTNN và các quy định của KTNN.
- Kiểm soát thường xuyên, liên tục toàn bộ hoạt động kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán trong mỗi giai đoạn, mỗi bước công việc nhằm đảm bảo mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng.
- Việc tổ chức, triển khai công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của cấp Kiểm toán trưởng và cấp Tổng KTNN có thể áp dụng kết hợp các hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán nêu tại Khoản 4 Điều 3 được quy định đối với từng cấp kiểm soát, cho phù hợp với yêu cầu quản lý, tính chất của cuộc kiểm toán.
- Đảm bảo trung thực, khách quan, kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?