Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào?

Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào?

Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm như sau:

(1) Sơ bộ xác định thành phần, hàm lượng, hoạt độ chất phóng xạ, các nguyên tố có hại trong các thành phần môi trường đất, nước, không khí tại khu vực đánh giá chi tiết, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường; mức độ ảnh hưởng của quá trình điều tra, đánh giá đến môi trường.

(2) Nội dung công việc thực hiện gồm:

- Tổng hợp tài liệu các điều kiện địa chất môi trường nguyên sinh;

- Đo suất liều gamma môi trường trong không khí thực hiện theo quy định sau:

+ Xác định mức liều chiếu ngoài của bức xạ gamma tại các công trình khai đào, công trình khoan và khu vực tập kết mẫu quặng.

+ Thiết bị sử dụng là các loại máy đo suất liều chuyên dụng DKS-96P hoặc thiết bị tương đương với độ nhạy ≤ 0,01μSv/h. Quy trình thu thập số liệu, kiểm tra, kiểm chuẩn máy thực hiện theo TCVN 9414:2012 - Điều tra, đánh giá địa chất môi trường: Phương pháp gamma.

- Đo nồng độ khí phóng xạ môi trường trong không khí, nước thực hiện theo quy định sau:

+ Xác định mức liều chiếu nồng độ khí phóng xạ môi trường trong không khí, nước tại một số công trình khai đào, công trình khoan và khu vực tập kết mẫu quặng.

+ Thiết bị sử dụng là các loại máy đo khí phóng xạ RAD-7, RAD-8 hoặc thiết bị tương đương, đo riêng biệt nồng độ radon và thoron, độ nhạy ≤ 0,01 Bq/l. Quy trình thu thập số liệu, kiểm tra, kiểm chuẩn máy thực hiện theo TCVN 9416: 2012 - Điều tra, đánh giá địa chất môi trường: Phương pháp khí phóng xạ.

- Xác định hoạt độ các đồng vị phóng xạ, độc hại trong bụi, sol khí thực hiện theo quy định sau:

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các đồng vị phóng xạ 238U, 232Th, 226Ra, 40K, 210Pb trong bụi, sol khí tại khu vực đánh giá quặng đất hiếm và khu vực dân cư lân cận.

+ Lấy mẫu: mẫu được hút bằng máy chuyên dụng với tốc độ trung bình khoảng 120 -> 150 m3/h, đảm bảo tại mỗi điểm lấy mẫu đạt được khoảng 5500 - 6000m3 không khí. Thiết bị sử dụng để lấy mẫu bụi, sol khí là MODEL DF - 60810E, GAS - 60810DE hoặc thiết bị tương đương; phân tích mẫu: thời gian đo ≥ 50.000s trên hệ phổ kế gamma phân giải cao Gamma HPGe Detector - GEM 30, GEM-C90P4 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9420: 2012.

- Xác định nhanh môi trường nước các chỉ tiêu tại hiện trường (nhiệt độ, pH, ORP, radon) thực hiện theo quy định sau:

+ Dự báo nhanh mức độ phát tán tại hiện trường của các chất phóng xạ trong nước.

+ Mẫu nước được lấy ở các dòng suối, các điểm xuất lộ nước, các giếng khơi, ao hồ, tại khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm và khu vực dân cư lân cận.

+ Thiết bị: sử dụng máy RAD-7, RAD-8 hoặc các thiết bị tương đương (độ nhạy £ 0,01 Bq/l) và bộ đo mẫu nước có khả năng đo riêng biệt nồng độ radon và thoron.

+ Quy trình thu thập số liệu, kiểm tra, hiệu chuẩn máy thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9416: 2012 - Điều tra, đánh giá địa chất môi trường: Phương pháp khí phóng xạ.

- Xác định tổng hoạt độ alpha, beta, các chất độc hại trong nước. Nếu có các chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép, phải lấy và phân tích đồng vị phóng xạ trong nước để xác định cụ thể nguyên nhân thực hiện theo quy định sau:

+ Đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ phát tán của các chất phóng xạ trong nước.

+ Mẫu nước được lấy ở các dòng suối, các điểm xuất lộ nước, các giếng khơi, ao hồ, tại khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm và khu vực dân cư lân cận. Lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu theo TCVN 6663-1 (ISO 5667-1) và TCVN 6663-3 (ISO 5667-3). Mẫu nước được xử lý, phân tích tổng hoạt độ alpha, beta bằng thiết bị phân tích alpha-beta 6LB/S6-LB do Mỹ sản xuất hoặc thiết bị tương đương.

- Xác định hoạt độ các đồng vị phóng xạ, độc hại trong đất thực hiện theo quy định sau:

+ Đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ phát tán của các nguyên tố độc hại trong môi trường đất.

+ Mẫu lấy theo TCVN 12295:2018 - Điều tra, đánh giá địa chất môi trường + phương pháp lấy mẫu để đo hoạt độ phóng xạ trên máy phổ gamma phân giải cao. Mẫu đất phân tích các chỉ tiêu: 238U, 232Th, 226Ra, 40K, 210Pb được phân tích trên hệ phổ kế gamma phân giải cao Gamma HPGe Detector - GEM 30, GEM-C90P4 theo TCVN 9420: 2012 - Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản: Phương pháp phổ gamma phân giải cao.

- Lập báo cáo địa chất môi trường.

Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào?

Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiểm qua công tác địa chất thủy văn - địa chất công trình ra sao?

Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiểm qua công tác địa chất thủy văn - địa chất công trình như sau:

- Sơ bộ xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình của các loại đá trong khu vực đánh giá khoáng sản, gồm:

+ Thu thập, nghiên cứu xử lý và tổng hợp các tài liệu hiện có;

+ Lập sơ đồ địa chất thủy văn - địa chất công trình cùng tỷ lệ với bản đồ điều tra khoáng sản trên khu vực đánh giá các thân khoáng sản;

+ Hút, đổ nước thí nghiệm ở một số lỗ khoan và hố đào trong tầng chứa nước chủ yếu và trong thân khoáng sản theo quy định kỹ thuật chuyên ngành;

+ Quan trắc địa chất thủy văn đơn giản trong tất cả các lỗ khoan, giếng.

- Lấy và phân tích các loại mẫu nước mặt, nước dưới đất trong tầng chứa nước chủ yếu, trong thân khoáng sản và tầng đá vây quanh.

- Lấy và phân tích mẫu cơ lý đất, đá trong thân khoáng sản và tầng đá vây quanh.

Khi nào Thông tư 21 có hiệu lực?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2025.

Như vậy, Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025.

Khoáng sản đất hiếm
Tài nguyên khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác địa chất môi trường để đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ ngày 6/1/2025 quy định như thế nào?
Pháp luật
Báo cáo tổng kết điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản cát biển gồm những nội dung gì theo Thông tư 32?
Pháp luật
Công tác địa vật lý trong điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 6/1/2025 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn là gì? Trình tự đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm? Công tác thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoáng sản đất hiếm
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoáng sản đất hiếm Tài nguyên khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoáng sản đất hiếm Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào