Công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm phương tiện thủy nội địa?

Cho em hỏi, công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa gồm những nội dung gì? Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm phương tiện thủy nội địa? Trên đây là thắc mắc của anh Ngọc Lộc tại TP. Đà Lạt.

Công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa gồm những nội dung gì?

Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa theo khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT, khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định như sau:

Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện
1. Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.
2. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.
3. Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
4. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.
5. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.
8. Sao và thẩm định mẫu định hình.

Như vậy, nội dung công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa gồm:

- Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.

- Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.

- Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.

- Sao và thẩm định mẫu định hình.

Trước đây, căn cứ theo Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện
1. Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.
2. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.
3. Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
4. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.
5. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.
6. Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.
7. Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
8. Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.

Như vậy, nội dung công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa gồm:

- Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.

- Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.

- Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.

- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.

- Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.

- Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.

- Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.

Đăng kiểm

Công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm phương tiện thủy nội địa?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định về cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện như sau:

Cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam, Chi cục Đăng kiểm thực hiện thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu phù hợp với năng lực của đăng kiểm viên thẩm định thiết kế của đơn vị.
2. Các đơn vị đăng kiểm đã được xác nhận và thông báo hạng đơn vị đăng kiểm sẽ được thực hiện nội dung công tác đăng kiểm quy định tại khoản 2, khoản
3, khoản 4, khoản 5 và khoản 8 Điều 4 Thông tư này phù hợp với hạng đơn vị đăng kiểm được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Đơn vị đăng kiểm được chia thành hạng I, hạng II, hạng III theo yêu cầu về năng lực quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện công tác đăng kiểm như sau:
a) Đơn vị đăng kiểm hạng III thực hiện công tác đăng kiểm đối với phương tiện thủy nội địa có tổng dung tích dưới 500 GT, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 300 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ tàu cấp VR-SB, tàu nhiều thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm).
b) Đơn vị đăng kiểm hạng II thực hiện công tác đăng kiểm đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu dầu có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên hoặc tàu khách cấp VR - SB có sức chở từ 100 người trở lên, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm).
c) Đơn vị đăng kiểm hạng I thực hiện công tác đăng kiểm đối với tất cả các loại phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, các đơn vị đăng kiểm đã được xác nhận và thông báo hạng đơn vị đăng kiểm sẽ được thực hiện nội dung công tác đăng kiểm tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 8 Điều 4 Thông tư này phù hợp với hạng đơn vị đăng kiểm được quy định tại khoản 3 Điều này.

Trước đây, căn cứ theo Điều 14 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện như sau:

Cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này; tổ chức hệ thống đơn vị đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước; thực hiện công tác đăng kiểm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Thông tư này.
2. Các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là đơn vị đăng kiểm) đã được xác nhận và thông báo hạng đơn vị đăng kiểm sẽ được thực hiện nội dung công tác đăng kiểm quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 4 của Thông tư này và các nội dung đăng kiểm khác khi được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền phù hợp với năng lực của đơn vị đăng kiểm sau khi được xác nhận và thông báo.
...

Theo đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện nội dung đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. Đồng thời, tổ chức hệ thống đơn vị đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước.

Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc đăng kiểm phương tiện thủy nội địa?

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm b, điểm c khoản 14 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT, khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định về cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện như sau:

Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; xây dựng, ban hành các quy định về nghiệp vụ đăng kiểm để áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
2. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ về đăng kiểm phương tiện và kiểm tra thực hiện Thông tư này.
3. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất Cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu phương tiện của các đơn vị đăng kiểm.
4. Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ đăng kiểm.
5. Thực hiện việc xác nhận và thông báo năng lực đơn vị đăng kiểm theo quy định tại Phụ lục X. Công bố hạng các đơn vị đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
7. Kiểm tra công tác đăng kiểm của các đơn vị đăng kiểm. Xử lý hoặc đề nghị xử lý sai phạm của cá nhân và đơn vị đăng kiểm theo quy định.
8. Quy định các biên bản, báo cáo kiểm tra kỹ thuật cấp cho phương tiện.
9. In ấn, quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, ấn phẩm sử dụng trong đăng kiểm phương tiện.
10. Báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm theo quy định.
11. Thu giá dịch vụ, lệ phí theo quy định hiện hành.

Như vậy, trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định cụ thể trên.

Trước đây, căn cứ theo Điều 15 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về cơ quan thực hiện đăng kiểm phương tiện như sau:

Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; xây dựng, ban hành các quy định về nghiệp vụ đăng kiểm để áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
2. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ về đăng kiểm phương tiện và kiểm tra thực hiện Thông tư này.
3. Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất Cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu phương tiện của các đơn vị đăng kiểm.
4. Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ đăng kiểm.
5. Thực hiện việc xác nhận và thông báo năng lực đơn vị đăng kiểm theo quy định tại Phụ lục X. Công bố hạng các đơn vị đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
6. Công bố danh sách các đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền thực hiện công tác đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
7. Kiểm tra, giám sát công tác đăng kiểm của các đơn vị đăng kiểm. Xử lý hoặc đề nghị xử lý sai phạm của cá nhân và đơn vị đăng kiểm theo quy định.
8. Quy định các biên bản, báo cáo kiểm tra kỹ thuật cấp cho phương tiện.
9. In ấn, quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, ấn phẩm sử dụng trong đăng kiểm phương tiện.
10. Báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm theo quy định.
11. Thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

Như vậy, trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định cụ thể trên.

Phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Pháp luật
Tàu đệm khí có niên hạn sử dụng trong bao lâu? Niên hạn sử dụng của tàu đệm khí nội địa được tính từ khi nào?
Pháp luật
Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số nào?
Pháp luật
Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa là gì? Nguyên tắc kiểm tra sản phẩm công nghiệp này là gì?
Pháp luật
Việc thuê tàu thuyền có bắt buộc lập hợp đồng không? Có mấy hình thức thuê tàu thuyền hiện nay?
Pháp luật
Âu tàu là gì? Những phương tiện thủy nội địa nào được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu và có lưu ý gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
5,675 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào