Công tác dân tộc là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc?
Công tác dân tộc là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP thì công tác dân tộc là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc được quy định tại Điều 22 Nghị định 05/2011/NĐ-CP như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
2. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan công tác dân tộc được tổ chức từ Trung ương, tỉnh và cấp huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc.
Theo quy định trên, Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Và Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước.
Công tác dân tộc (Hình từ Internet)
Báo cáo thống kê đột xuất về công tác dân tộc được thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục đích của báo cáo thống kê đột xuất về công tác dân tộc được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-UBDT như sau:
Nội dung chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc
...
5. Kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi cụ thể dưới tên biểu của từng biểu mẫu thống kê. Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê định kỳ
- Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của tháng thứ mười hai của kỳ báo cáo thống kê đó;
- Báo cáo thống kê theo nhiệm kỳ: Báo cáo thống kê nhiệm kỳ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của nhiệm kỳ báo cáo thống kê đó;
- Báo cáo thống kê theo năm học:
- Báo cáo thống kê giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, mỗi năm thực hiện 02 kỳ báo cáo:
+ Báo cáo đầu năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 30 tháng 9.
+ Báo cáo cuối năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 31 tháng 5.
b) Báo cáo thống kê đột xuất: Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thu thập các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
6. Thời hạn báo cáo
Ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
...
Theo đó, báo cáo thống kê đột xuất về công tác dân tộc được thực hiện để giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thu thập các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
Báo cáo thống kê về công tác dân tộc được gửi theo những hình thức nào?
Hình thức gửi báo cáo thống kê về công tác dân tộc được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-UBDT như sau:
Nội dung chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc
...
7. Hình thức gửi báo cáo
Các báo cáo thống kê được thực hiện bằng 2 hình thức: bằng văn và qua phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Báo cáo bằng văn bản có thể bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; văn bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Như vậy, báo cáo thống kê về công tác dân tộc được gửi bằng 2 hình thức là bằng văn và qua phần mềm chế độ báo cáo điện tử.
Lưu ý: Báo cáo bằng văn bản có thể bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
+ Văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
+ Văn bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới nhất?
- Từ 25/12/2024, trang thông tin điện tử được phân loại như thế nào? Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử ra sao?
- Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận từ 3/2/2025 ra sao?
- Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Tổng hợp các đoạn văn tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
- Hướng dẫn xử lý tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam .vn từ 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?