Công nhân quốc phòng được cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề trong những trường hợp nào? Thủ tục cấp đổi ra sao?
Công nhân quốc phòng được cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề trong những trường hợp nào?
Căn cứ Thông tư 142/2020/TT-BQP quy định về nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành.
Theo khoản 2 Điều 34 Thông tư 142/2020/TT-BQP, công nhân quốc phòng được cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề trong các trường hợp sau:
- Thông tin trên chứng chỉ kỹ năng nghề bị sai;
- Chứng chỉ kỹ năng nghề bị hư hỏng, rách, nát.
Thủ tục cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 34 Thông tư 142/2020/TT-BQP như sau:
Cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề
...
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề được cấp đổi khi thông tin trên chứng chỉ bị sai hoặc bị hư hỏng, rách, nát; được cấp lại trong trường hợp bị mất:
a) Người đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề có trách nhiệm làm đơn đề nghị và gửi đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý lập danh sách và gửi đến cấp có thẩm quyền được quy định tại Điều 33 Thông tư này cấp đối hoặc cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề;
b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề nghị cấp đổi, cấp lại, cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 33 Thông tư này, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và thực hiện cấp đổi, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề.
Theo quy định trên thì trình tự, thủ tục cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng được thực hiện như sau:
- Người đề nghị cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề có trách nhiệm làm đơn đề nghị và gửi đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý;
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý lập danh sách và gửi đến cấp có thẩm quyền cấp đối chứng chỉ kỹ năng nghề, bao gồm:
+ Tổng cục Kỹ thuật cấp chứng chỉ kỹ năng nghề bậc cao đối với công nhân quốc phòng các ngành, nghề dân dụng.
+ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho công nhân quốc phòng thuộc quyền đối với các ngành, nghề dân dụng và các ngành, nghề chuyên ngành thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý.
+ Quân khu, quân đoàn và tương đương cấp chứng chỉ bậc kỹ năng nghề bậc thấp đối với công nhân quốc phòng các đơn vị thuộc quyền.
+ Các chuyên ngành kỹ thuật cấp chứng chỉ kỹ năng nghề bậc cao đối với công nhân quốc phòng các ngành, nghề đặc thù của chuyên ngành kỹ thuật trong toàn quân và chứng chỉ kỹ năng nghề bậc thấp đối với các ngành, nghề khác đối với công nhân Quốc phòng các đơn vị thuộc quyền.
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề nghị cấp đổi, có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và thực hiện cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề.
Công nhân quốc phòng được cấp đổi chứng chỉ kỹ năng nghề trong những trường hợp nào? Thủ tục cấp đổi ra sao? (Hình từ Internet)
Hiện nay, công nhân quốc phòng được hưởng hệ số lương như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 19/2017/NĐ-CP, bảng lương đối với công nhân quốc phòng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 19/2017/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 19/2017/NĐ-CP, bảng lương của công nhân quốc phòng như sau:
Trong đó:
(1) Mức lương thực hiện: bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
(2) Đối tượng:
- Loại A:
+ Nhóm 1: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học thực hiện sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; nghiên cứu viên các ngành, nghề và chuyên đề.
+ Nhóm 2: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ cao đẳng thực hành sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; Cao đẳng viên thực hành các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại B: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu trình độ trung cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng bao gồm: Kỹ thuật viên vũ khí, khí tài quân binh chủng, ngành quân khí; kỹ thuật viên các ngành, nghề, chuyên đề.
- Loại C: Sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm yêu cầu chứng chỉ sơ cấp và bậc trình độ kỹ năng nghề tương ứng thực hiện các công việc tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự; bảo đảm phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác.
Ngoài ra, công nhân quốc phòng còn có thể được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp sau:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp công vụ;
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?