Công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong bao lâu?
- Làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng có thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không?
- Công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng có thuộc đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động bao lâu?
Làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng có thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không?
Theo Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
DANH MỤC
CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
1. Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, giám sát hoạt động máy, thiết bị thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
3. Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ.
4. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động các máy, thiết bị gồm: Búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy bơm vữa, trộn vữa, máy phun vữa, máy phun bê tông; máy mài, cắt, tạo nhám bê tông; máy phá dỡ đa năng; máy khoan cầm tay; trạm trộn bê tông, trạm nghiền, sàng vật liệu xây dựng; máy xúc, đào, ủi, gạt, san, lu, đầm; vận hành xe tự đổ có tải trọng trên 5 tấn.
5. Trực tiếp lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt, xé chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, chấn tôn, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao; các loại kích thủy lực; máy đánh bóng, đánh nhám, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp.
6. Trực tiếp làm khuôn đúc, luyện, đúc, tẩy rửa, mạ, làm sạch bề mặt kim loại; chế biến kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện.
...
Như vậy, làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong bao lâu? (hình từ internet)
Công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng có thuộc đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
Tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
...
Theo đó, công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng thuộc đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, cụ thể được xếp vào Nhóm 03.
Công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động bao lâu?
Tại Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Chiếu theo quy định này thì công nhân làm việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?