Công nghiệp môi trường là gì? Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường gồm những gì?
Công nghiệp môi trường là gì?
Căn cứ theo Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phát triển ngành công nghiệp môi trường như sau:
Phát triển ngành công nghiệp môi trường
1. Công nghiệp môi trường là ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cung cấp công nghệ, thiết bị và sản phẩm phục vụ yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Nhà nước đầu tư và có chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển công nghiệp môi trường, thực hiện lộ trình mở cửa thị trường hàng hóa môi trường phù hợp với cam kết quốc tế.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công nghiệp môi trường là ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cung cấp công nghệ, thiết bị và sản phẩm phục vụ yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Công nghiệp môi trường là gì? Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường gồm những gì? (hình từ internet)
Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 141 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường như sau:
Công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường
1. Danh mục nhóm công nghệ, thiết bị, sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cụ thể công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung các chỉ tiêu thống kê về ngành công nghiệp môi trường vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; tổ chức chỉ đạo định kỳ thực hiện công bố xã hội các thông tin thống kê về ngành công nghiệp môi trường.
Dẫn chiếu đến Phụ lục XXXI ban hành kèm theo thì công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường gồm:
- Thiết bị, sản phẩm để xử lý khí thải.
- Thiết bị, sản phẩm để xử lý nước thải, tái sử dụng nước thải.
- Thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và các thiết bị tái chế chất thải, phế liệu khác.
- Thiết bị để phá dỡ phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy hết thời hạn sử dụng.
- Thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ hệ thống xử lý chất thải, trạm trung chuyển và công trình bảo vệ môi trường khác.
- Thiết bị đo lường, giám sát môi trường.
- Thiết bị, sản phẩm phục vụ sản xuất năng lượng từ chất thải.
- Hóa chất, chế phẩm sinh học, vật liệu, vật tư thay thế phục vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
- Thiết bị, sản phẩm phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học.
- Thiết bị, sản phẩm phục vụ khắc phục sự cố môi trường.
- Thiết bị, sản phẩm khác phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Công nghệ chế tạo, sản xuất thiết bị, sản phẩm.
Mục đích ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường là gì?
Căn cứ theo Điều 142 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường như sau:
Chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường
1. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ, thiết bị, sản phẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 Nghị định này để đáp ứng yêu cầu xử lý các vấn đề môi trường quan trọng, lâu dài, quy mô cấp vùng, quốc gia, quốc tế ảnh hưởng đến phát triển bền vững của đất nước; ngăn ngừa ứng phó sự cố môi trường, thảm họa môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư sản xuất thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, phát triển công nghệ thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại các Điều 131, 132, 133, 134, 135 và 137 Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mã số định danh đối với hàng hóa môi trường của danh mục thuế quan hài hòa (HS code) để thực hiện lộ trình mở cửa hàng hóa môi trường phù hợp với cam kết quốc tế.
Như vậy, nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để đáp ứng yêu cầu xử lý các vấn đề môi trường quan trọng, lâu dài, quy mô cấp vùng, quốc gia, quốc tế ảnh hưởng đến phát triển bền vững của đất nước; ngăn ngừa ứng phó sự cố môi trường, thảm họa môi trường.
Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?