Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?

Chị ơi cho em hỏi: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào? Đây là câu hỏi của bạn Mỹ Linh đến từ Trà Vinh.

Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người họcphải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc nhóm ngành, nghề gia công cơ khí, trong lĩnh vực đóng tàu, làm công tác kỹ thuật công nghệ hoặc lao động kỹ thuật trực tiếp ở các vị trí như: Gia công, lắp ráp, đấu đà, hạ thủy tàu và nhân viên kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các doanh nghiệp, các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ khí và cơ khí đóng tàu, điều kiện và môi trường làm việc trong nhà xưởng và ngoài triền đà tàu, các vật liệu chủ yếu được sử dụng gồm: Thép tấm, thép hình, que hàn, vật liệu hàn… với yêu cầu kỹ thuật cao, trong môi trường có tiếng ồn và bụi công nghiệp. Cường độ làm việc cao theo tiến độ và khối lượng sản phẩm. Các thiết bị và dụng cụ chính được sử dụng trong ngành, nghề là: Máy cắt tôn, máy uốn, máy ép, máy hàn, thiết bị cẩu, thiết bị nâng hạ, phương tiện di chuyển phân tổng đoạn, thiết bị cắt kim loại bằng hỗn hợp khí cháy hoặc Plasma, các dụng cụ lấy dấu, gia công, kiểm tra, lắp ráp và các loại thiết bị dụng cụ đảm bảo an toàn lao động.
Đây là ngành, nghề có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo và nội thủy của Tổ quốc, nó tạo ra những con tàu chất lượng ngày càng cao, đa dạng về chủng loại, đáp ứng yêu cầu khai thác hiệu quả, an toàn và mỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển hiện đại, có sự cạnh tranh cao giữa các quốc gia trên thế giới.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe, có kiến thức, kỹ năng về ngành Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy và tư cách đạo đức tác phong nghề nghiệp tốt.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.360 giờ (tương đương 80 tín chỉ).

Theo đó, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc nhóm ngành, nghề gia công cơ khí, trong lĩnh vực đóng tàu, làm công tác kỹ thuật công nghệ hoặc lao động kỹ thuật trực tiếp ở các vị trí như: Gia công, lắp ráp, đấu đà, hạ thủy tàu và nhân viên kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

tàu thủy

Ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp người học ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng phải đạt được tối thiểu những kiến thức gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kiến thức
- Giải thích được các thông số cơ bản thể hiện hình dáng và các kết cấu tàu thủy;
- Phân tích được phương pháp phóng dạng tuyến hình thân tàu;
- Phân tích được các phương pháp khai triển chi tiết kết cấu, tôn vỏ tàu;
- Giải thích được các yêu cầu cơ bản của các thiết bị trên tàu thủy: Thiết bị lái, thiết bị neo, thiết bị chằng buộc, thiết bị cứu sinh, thiết bị lai dắt;
- Phân tích được các tiêu chuẩn lắp ráp, các quy trình tổng quát của công nghệ đóng tàu;
- Giải thích được quy trình gia công, chế tạo dưỡng, bệ khuôn, gia công tôn vỏ, gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu;
- Giải thích được quy trình lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn và quy trình lắp ráp thân tàu trên đà đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Xác định được các phương pháp kiểm tra giám sát khi gia công, lắp ráp phân đoạn, tổng đoạn và thân tàu;
- Xác định được các nguyên nhân hư hỏng của các cơ cấu thân tàu và phương pháp sửa chữa tàu;
- Xác định được các phương pháp hạ thủy tàu phổ biến;
- Trình bày được phương pháp quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi tốt nghiệp người học ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng phải đạt được tối thiểu những kiến thức như trên.

Người học ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 46/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Theo đó, người học ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.

Ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
Pháp luật
Người học ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
955 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào