Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC là gì? Thành viên bù trừ có quyền gì khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC?
Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC là gì?
Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC được giải thích theo khoản 1 Điều 2 Quy định hướng dẫn tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh ban hành kèm theo Quyết định 74/QĐ-VSDC năm 2023 cụ thể:
Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC: Là môi trường phần mềm ứng dụng trong đó cho phép VSDC và các Thành viên bù trừ trao đổi trực tiếp các thông tin về hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh giữa hệ thống nghiệp vụ của Thành viên bù trừ và hệ thống của VSDC thông qua các file dữ liệu có cấu trúc theo chuẩn ISO 15022.
* Lưu ý: Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSDC)
Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC (Hình từ Internet)
Thành viên bù trừ có quyền gì khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC?
Quyền của Thành viên khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC theo khoản 1 Điều 8 Quy định hướng dẫn tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh ban hành kèm theo Quyết định 74/QĐ-VSDC năm 2023 cụ thể:
Quyền và nghĩa vụ của Thành viên
1. Quyền của Thành viên:
1.1. Được kết nối và thực hiện các nghiệp vụ qua Cổng giao tiếp trực tuyến khi đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 4 của Quy định này trong thời gian từ 08h00’ đến 17h00’ các ngày làm việc.
1.2. Được cấp tài khoản đại diện của Thành viên bù trừ để đăng nhập và trao đổi thông tin giao dịch nghiệp vụ giữa hệ thống phần mềm nghiệp vụ phái sinh của Thành viên bù trừ và hệ thống bừ trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của VSDC.
1.3. Được bảo mật các thông tin đăng nhập và thông tin nghiệp vụ thực hiện qua Cổng giao tiếp trực tuyến.
1.4. Được tham gia vào các chương trình tập huấn và thử nghiệm chức năng Cổng giao tiếp trực tuyến do VSDC tổ chức.
1.5. Được VSDC hỗ trợ về kỹ thuật khi tham gia kết nối.
1.6. Được VSDC gửi lại các điện nghiệp vụ đã gửi và nhận về từ Thành viên bù trừ trong trường hợp hệ thống nghiệp vụ của Thành viên bù trừ gặp sự cố cần hỗ trợ đối soát dữ liệu. Thành viên bù trừ phải có văn bản gửi VSDC, trong đó nêu rõ nguyên nhân và khoảng thời gian yêu cầu gửi lại điện nghiệp vụ.
1.7. Được VSDC kích hoạt điểm kết nối dự phòng trong trường hợp điểm kết nối chính gặp sự cố. Khi điểm kết nối chính gặp sự cố, Thành viên bù trừ phải có văn bản đề nghị VSDC cho sử dụng điểm kết nối dự phòng và Thành viên bù trừ phải thông báo lại VSDC để chuyển xử lý nghiệp vụ sang điểm kết nối chính sau khi khắc phục xong sự cố.
1.8. Được thay đổi địa điểm kết nối chính và dự phòng khi điểm kết nối mới đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 của văn bản này.
...
Theo đó, Thành viên bù trừ có các quyền nêu trên khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC.
Nghĩa vụ của Thành viên bù trừ khi tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của VSDC?
Nghĩa vụ của Thành viên bù trừ theo khoản 2 Điều 8 Quy định hướng dẫn tham gia kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh ban hành kèm theo Quyết định 74/QĐ-VSDC năm 2023 cụ thể:
- Tuân thủ Hướng dẫn về việc kết nối Cổng giao tiếp trực tuyến, chính sách về an ninh bảo mật, các quy định về nghiệp vụ do VSDC ban hành và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tuân thủ đúng quy định về chuẩn điện nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục 06 của văn bản này.
- Không được thực hiện bất kỳ hành động nào làm ảnh hưởng đến hệ thống của VSDC và của các Thành viên bù trừ khác.
- Bảo mật thông tin đăng nhập hệ thống do VSDC cung cấp và không đăng nhập Cổng giao tiếp trực tuyến bằng thông tin đăng nhập của Thành viên bù trừ khác.
- Chỉ được sử dụng máy Gateway Client để kết nối với Cổng giao tiếp trực tuyến.
- Thành viên phải thông báo cho VSDC bằng văn bản ít nhất trước hai (02) ngày về kế hoạch sửa chữa, bảo trì, thay thế cho các thiết bị tin học và máy tính kết nối.
- Phải sử dụng dải địa chỉ mạng cho các thiết bị theo đúng quy hoạch của VSDC và không có quyền thay đổi các thông số của hệ thống.
- Có nghĩa vụ trả lời các nghi vấn, hợp tác và cung cấp các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ thực hiện trên Cổng giao tiếp trực tuyến khi có yêu cầu của VSDC.
- Có nghĩa vụ lưu trữ các điện nghiệp vụ được ký số sinh ra trong quá trình tạo giao dịch hoặc báo cáo trên Cổng giao tiếp trực tuyến theo quy định lưu trữ đối với chứng từ điện tử. Các điện nghiệp vụ này sẽ được sử dụng trong trường hợp đối chứng những dữ liệu được ký số với VSDC.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của VSDC về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Thành viên bù trừ trên Cổng giao tiếp trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?