Công dân làm thủ tục đăng ký khai sinh mà sử dụng giấy tờ của người khác có bị xử phạt hay không?
Công dân làm thủ tục đăng ký khai sinh mà sử dụng giấy tờ của người khác có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
Như vậy, công dân có hành vi sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh vi phạm quy định.
Công dân làm thủ tục đăng ký khai sinh mà sử dụng giấy tờ của người khác có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử phạt công dân làm thủ tục đăng ký khai sinh sử dụng giấy tờ của người khác không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
...
c) Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II, III, IV, V; các Điều 78, 79 và 80; Chương VII Nghị định này;
...
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 8 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
8. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền xử phạt đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Do đó, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền xử phạt công dân có hành vi sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Nội dung trong giấy đăng ký khai sinh bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Theo đó, nội dung trong giấy đăng ký khai sinh bao gồm:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?