Công dân có quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không? Nếu có thì thông qua những hình thức nào?
- Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được dựa vào những yếu tố nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước có cần phải thực hiện công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không?
- Công dân có quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không? Nếu có thì thông qua những hình thức nào?
Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được dựa vào những yếu tố nào?
Thực hành viết kiệm, chống lãng phí phải được dựa vào những yếu tố được quy định tại Điều 4 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:
Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
4. Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc thì cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
Công dân có quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không? Nếu có thì thông qua những hình thức nào? (Hình từ internet)
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước có cần phải thực hiện công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không?
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước có cần phải thực hiện công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017 như sau:
Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Công khai các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và tài nguyên là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí.
2. Trừ lĩnh vực, hoạt động thuộc bí mật nhà nước, các lĩnh vực, hoạt động sau đây phải thực hiện công khai:
a) Dự toán, phân bố, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Các khoản thu vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp trong và ngoài nước; nợ công theo quy định tại Luật quản lý nợ công;
d) Các quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển ngành, vùng; kế hoạch sử dụng đất; danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên;
Như vậy, theo quy định của pháp luật về công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước là một trong những hoạt động phải thực hiện việc công khai.
Công dân có quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hay không? Nếu có thì thông qua những hình thức nào?
Công dân có quyền giám sát thực hành tiết kiệm chống lãng phí và những hình thức giám sát được quy định tại Điều 6 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:
Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Công dân có quyền giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua hình thức tố giác, khiếu nại, tố cáo hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phát hiện và kịp thời phản ánh cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
3. Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì công dân có quyền giám sát việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thông qua các hình thực sau đây:
- Hình thức tố giác, khiếu nại, tố cáo;
- Thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?