Cổng công trình xây dựng bằng cửa cuốn có được xem là lối ra thoát nạn? Các gian phòng nào phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn?

Các cổng công trình xây dựng bằng cửa cuốn có được xem là lối ra thoát nạn? Các gian phòng nào phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn? Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng được quy định như thế nào?

Các cổng công trình xây dựng bằng cửa cuốn có được xem là lối ra thoát nạn?

Căn cứ theo tiết 3.2.3 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD Về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định như sau:

3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
...
3.2.3. Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nêu trên lối ra này có đặt cửa có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.
Các cửa đi có cánh mở ra (cửa bản lề) nằm trong các cửa nói trên được coi là lối ra thoát nạn nếu được thiết kế theo đúng yêu cầu quy định.
3.2.4 Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng, các tầng và các nhà được xác định theo số lượng người thoát nạn lớn nhất có thể đi qua chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người (sinh hoạt, làm việc) tới lối ra thoát nạn gần nhất.
CHÚ THÍCH 1: Số lượng người thoát nạn lớn nhất từ các không gian khác nhau của nhà hoặc phần nhà được xác định theo G.3, Phụ lục G
CHÚ THÍCH 2: Ngoài các yêu cầu chung được nêu trong quy chuẩn này, yêu cầu cụ thể về số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn được nếu trong tài liệu chuẩn cho từng loại công trình. Phụ lục G nêu một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp.
...

Theo quy định trên, các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nêu trên lối ra này có đặt cửa có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.

Như vậy, các lối ra của công trình xây dựng có cửa cuốn không được xem là lối ra thoát nạn.

Các cổng công trình xây dựng bằng cửa cuốn có được xem là lối ra thoát nạn? Các gian phòng nào phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn?

Các cổng công trình xây dựng bằng cửa cuốn có được xem là lối ra thoát nạn? Các gian phòng nào phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn? (Hình từ internet)

Các gian phòng nào của công trình xây dựng phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn?

Theo căn cứ tại tiết 3.2.5 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD Về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD sửa đổi bởi Mục 3 Quy chuẩn sửa đổi ban hành kèm theo Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BXD thì các gian phòng sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:

- Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người;

- Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người;

- Các gian phòng có mặt đồng thời từ 50 người trở lên;

- Các gian phòng (trừ các gian phòng nhóm F5) có mặt đồng thời dưới 50 người (bao gồm cả tầng khán giả ở trên cao hoặc ban công khán phòng) với khoảng cách dọc theo lối đi từ chỗ xa nhất có người đến lối ra thoát nạn vượt quá 25 m. Khi có các lối thoát nạn thông vào gian phòng đang xét từ các gian phòng bên cạnh với số lượng trên 5 người có mặt ở mỗi phòng bên cạnh, thì khoảng cách trên phải bao gồm độ dài đường thoát nạn cho người từ các gian phòng bên cạnh đó;

- Các gian phòng có tổng số người có mặt trong đó và trong các gian liền kề có lối thoát nạn chỉ đi vào gian phòng đang xét từ 50 người trở lên;

- Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C - khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1 000 m2;

- Các sàn công tác hở và các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m2 - đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 - đối với các gian phòng thuộc các hạng khác.

Nếu gian phòng phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì cho phép bố trí không quá 50 % số lượng lối ra thoát nạn của gian phòng đó đi qua một gian phòng liền kề, với điều kiện gian phòng liền kề đó cũng phải có lối ra thoát nạn tuân thủ quy định của quy chuẩn này và các tài liệu chuẩn tương ứng cho gian phòng đó.

Số lượng và chiều rộng lối ra thoát nạn từ các gian phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 3.2.4 tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD Về An toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD thì số lượng và chiều rộng lối ra thoát nạn từ các gian phòng được quy định như sau:

- Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng, các tầng và các nhà được xác định theo số lượng người thoát nạn lớn nhất có thể đi qua chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người (sinh hoạt, làm việc) tới lối ra thoát nạn gần nhất.

+ CHÚ THÍCH 1: Số lượng người thoát nạn lớn nhất từ các không gian khác nhau của nhà hoặc phần nhà được xác định theo G.3, Phụ lục G

+ CHÚ THÍCH 2: Ngoài các yêu cầu chung được nêu trong quy chuẩn này, yêu cầu cụ thể về số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn được nếu trong tài liệu chuẩn cho từng loại công trình. Phụ lục G nêu một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp.

- Các phần nhà có công năng khác nhau và được ngăn chia bởi các bộ phận ngăn cháy thì phải có các lối ra thoát nạn độc lập, trừ các trường hợp được quy định cụ thể trong quy chuẩn này.

- Các phần nhà có công năng khác nhau và được ngăn chia bởi các bộ phận ngăn cháy thành các khoang cháy trong nhà có nhiều công năng phải có các lối ra thoát nạn riêng từ mỗi tầng.

+ Cho phép không quá 50% lối ra thoát nạn dẫn vào khoang cháy lân cận (trừ lối ra thoát nạn dẫn vào khoang cháy nhóm F5). Riêng phần nhà nhóm F5 phải có lối ra thoát nạn riêng.

Lối thoát nạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cổng công trình xây dựng bằng cửa cuốn có được xem là lối ra thoát nạn? Các gian phòng nào phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn tại tất cả các công trình cần phải được bố trí như thế nào?
Pháp luật
Phân biệt thế nào là đường thoát nạn và lối thoát nạn trong tình trạng khẩn cấp? Việc bố trí đường thoát nạn trong một tòa nhà phải được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lối thoát nạn
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
126 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lối thoát nạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lối thoát nạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào