Công chứng viên đang mang thai có phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không?
- Công chứng viên đang mang thai có phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không?
- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng có phải đăng tải danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng không?
- Tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm thì công chứng viên bị xử phạt thế nào?
Công chứng viên đang mang thai có phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không?
Việc công chứng viên đang mang thai có phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không, theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
...
3. Những trường hợp sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm:
a) Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Công chứng viên có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản này cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm đó.
Theo quy định trên, công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trong năm.
Trường hợp này công chứng viên nữ có trách nhiệm nộp giấy tờ chứng minh mang thai cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm để lập danh sách công chứng viên được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong năm đó.
Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng có phải đăng tải danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng không?
Quy định về trách nhiệm của tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:
Trách nhiệm của tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
b) Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
c) Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
d) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng năm cho các Hội công chứng viên;
c) Hướng dẫn, tổng kết, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của Hiệp hội và các Hội công chứng viên;
d) Hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của các Hội công chứng viên theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng có trách nhiệm lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
Tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm thì công chứng viên bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với công chứng viên tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đánh số thứ tự từng trang đối với văn bản công chứng có từ 02 trang trở lên;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp phiếu yêu cầu công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định;
c) Không mang theo thẻ công chứng viên khi hành nghề;
d) Tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;
b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;
c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
đ) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;
e) Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;
g) Không tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
h) Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm;
...
Như vậy, công chứng viên tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?