Công chức Vụ Pháp chế thuộc Ủy ban Dân tộc không được tự ý cung cấp những thông tin gì theo quy định?
Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức Vụ Pháp chế thuộc Ủy ban Dân tộc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 334/QĐ-UBDT năm 2018 quy định về trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức như sau:
Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức
1. Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi, các công việc được lãnh đạo Vụ hoặc lãnh đạo Ủy ban giao theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Vụ.
2. Chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo Vụ và trước pháp luật về tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao; về hình thức, thể thức, trình tự và thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được phân công theo dõi và các ý kiến đề xuất trong giải quyết công việc.
3. Căn cứ vào nhiệm vụ công tác được phân công, chuyên viên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác cá nhân hằng năm, 6 tháng, quý, hàng tháng để giải quyết phù hợp với nội dung công việc được giao.
4. Thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; các quy định của Ủy ban và Vụ; chủ động phối hợp giải quyết các nhiệm vụ được giao.
5. Khi cần thiết, chuyên viên có thể đề nghị làm việc với Vụ trưởng, với các Phó Vụ trưởng để giải quyết công việc.
6. Tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Như vậy, trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức Vụ Pháp chế bao gồm:
(1) Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi, các công việc được lãnh đạo Vụ hoặc lãnh đạo Ủy ban giao theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Vụ.
(2) Chịu trách nhiệm cá nhân trước lãnh đạo Vụ và trước pháp luật về tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao; về hình thức, thể thức, trình tự và thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được phân công theo dõi và các ý kiến đề xuất trong giải quyết công việc.
(3) Căn cứ vào nhiệm vụ công tác được phân công, chuyên viên có trách nhiệm xây dựng kế hoạch công tác cá nhân hằng năm, 6 tháng, quý, hàng tháng để giải quyết phù hợp với nội dung công việc được giao.
(4) Thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; các quy định của Ủy ban và Vụ; chủ động phối hợp giải quyết các nhiệm vụ được giao.
(5) Khi cần thiết, chuyên viên có thể đề nghị làm việc với Vụ trưởng, với các Phó Vụ trưởng để giải quyết công việc.
(6) Tham gia học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức Vụ Pháp chế thuộc Ủy ban Dân tộc được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong quan hệ giải quyết công việc thì công chức Vụ Pháp chế có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 334/QĐ-UBDT năm 2018 quy định về quan hệ giải quyết công việc giữa các công chức trong Vụ Pháp chế như sau:
Quan hệ giải quyết công việc giữa các công chức trong Vụ
1. Công chức trong vụ có trách nhiệm phối hợp công tác chặt chẽ và tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Thường xuyên trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp hoặc yêu cầu công chức khác trong Vụ cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết công việc được giao.
Như vậy, trong quan hệ giải quyết công việc giữa các công chức trong Vụ thì công chức Vụ Pháp chế có trách nhiệm phối hợp công tác chặt chẽ và tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công chức Vụ Pháp chế thuộc Ủy ban Dân tộc không được tự ý cung cấp những thông tin gì theo quy định?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 334/QĐ-UBDT năm 2018 quy định về chế độ thông tin như sau:
Chế độ thông tin
1. Lãnh đạo Vụ có trách nhiệm thông báo, tạo điều kiện để công chức nắm bắt các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ủy ban Dân tộc liên quan đến công việc của Vụ và của ngành; về chế độ, chính sách đối với công chức; các nội dung khác theo Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc.
2. Công chức trong Vụ không được cung cấp thông tin hoặc tự ý cung cấp các thông tin nằm trong danh mục bí mật Nhà nước hoặc thông tin về những công việc nhạy cảm đang trong quá trình xử lý.
Như vậy, theo quy định thì công chức trong Vụ Pháp chế không được cung cấp thông tin hoặc tự ý cung cấp các thông tin nằm trong danh mục bí mật Nhà nước hoặc thông tin về những công việc nhạy cảm đang trong quá trình xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?