Công chức Viện kiểm sát nhân dân hưởng lương từ nguồn nào? Công chức thuộc loại A bao gồm những chức danh gì?

Cho hỏi: Công chức Viện kiểm sát nhân dân hưởng lương từ nguồn nào? Đối với công chức Viện kiểm sát thuộc loại A sẽ bao gồm những chức danh gì? câu hỏi của anh Thanh Tùng đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Công chức Viện kiểm sát nhân dân hưởng lương từ nguồn gì?

Căn cứ Điều 3 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Công chức Viện kiểm sát nhân dân là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc chức vụ, chức danh trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong chỉ tiêu biên chế của Ngành và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng công chức là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, các đơn vị từ cấp phòng trở lên tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Người sử dụng công chức là người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý công chức là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, Công chức Viện kiểm sát nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cũng theo quy định này, Công chức Viện kiểm sát nhân dân phải là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc chức vụ, chức danh trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong chỉ tiêu biên chế của Ngành.

Công chức Viện kiểm sát nhân dân hưởng lương từ nguồn nào? Công chức thuộc loại A bao gồm những chức danh gì?

Công chức Viện kiểm sát nhân dân hưởng lương từ nguồn nào? Công chức thuộc loại A bao gồm những chức danh gì? (hình từ Internet)

Công chức Viện kiểm sát nhân dân thuộc loại A bao gồm những chức danh nào?

Căn cứ Điều 4 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:

Các loại công chức được tuyển dụng
1. Căn cứ ngạch được bổ nhiệm, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân loại như sau:
a) Loại A gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
b) Loại B gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp, Điều tra viên trung cấp, Kiểm tra viên chính, Chuyên viên chính hoặc tương đương.
c) Loại C gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên sơ cấp, Kiểm tra viên, Cán bộ điều tra, Chuyên viên hoặc tương đương.
d) Loại D gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương.
2. Căn cứ vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Theo đó, công chức Viện kiểm sát nhân dân thuộc loại A bao gồm:

- Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm sát viên cao cấp;

- Điều tra viên cao cấp;

- Kiểm tra viên cao cấp;

- Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.

Công chức Viện kiểm sát nhân dân thuộc loại B gồm:

- Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp;

- Điều tra viên trung cấp;

- Kiểm tra viên chính;

- Chuyên viên chính hoặc tương đương.

Công chức Viện kiểm sát nhân dân thuộc loại C gồm:

- Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp;

- Điều tra viên sơ cấp;

- Kiểm tra viên;

- Cán bộ điều tra;

- Chuyên viên hoặc tương đương.

Công chức Viện kiểm sát nhân dân thuộc loại D gồm:

- Người được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên;

- Cán sự hoặc tương đương.

Ngoài ra, dựa trên vị trí công tác, công chức Viện kiểm sát được phân loại như sau:

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Việc tuyển dụng công chức Viện kiểm sát phải dựa trên những nguyên tắc nào?

Tại Điều 5 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về nguyên tắc tuyển dụng công chức như sau:

Nguyên tắc tuyển dụng công chức
1. Công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật và phù hợp với đặc thù của Ngành.
2. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển phải được giám sát chặt chẽ.
3. Bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng để tuyển chọn công chức có chất lượng.
4. Tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
5. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Đối chiếu với quy định này thì việc tuyển dụng công chức Viện kiểm sát phải dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Việc tuyển dụng phải công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật và phù hợp với đặc thù của Ngành.

Thứ hai: Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân phải được giám sát chặt chẽ.

Thứ ba: Quá trình tuyển dụng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng để tuyển chọn công chức có chất lượng.

Thứ tư: Tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Thứ năm: Ưu tiên tuyển chọn công chức Viện kiểm sát nhân dân là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên Viện kiểm sát nhân dân
Pháp luật
Điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024 như thế nào? Phúc khảo điểm thi Kiểm tra viên chính Kiểm tra viên cao cấp năm 2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là gì? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh?
Pháp luật
Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện Bộ luật Dân sự năm 2015 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Công văn 3854 thế nào?
Pháp luật
Mẫu quyết định về việc cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản từ 1/8/2024 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký dự tuyển Công chức làm nghiệp vụ Kiểm sát 2024 tại Đà Nẵng như thế nào? Địa điểm tiếp nhận hồ sơ ở đâu?
Pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tuyển dụng công chức tại Đà Nẵng 2024? Chỉ tiêu tuyển dụng là bao nhiêu?
Pháp luật
Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát nhân dân gồm có các chức danh nào? Việc quản lý công chức, viên chức và người lao động khác của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai?
Pháp luật
Ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân là ngày bao nhiêu? Viện kiểm sát nhân dân thực hiện những chức năng nào?
Pháp luật
Khi phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm thì VKS làm Báo cáo hay Thông báo phát hiện vi phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,013 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện kiểm sát nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện kiểm sát nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào