Công chức Viện kiểm sát nhân dân có được quyền thôi giữ chức vụ hiện tại vì lý do cá nhân hay không?
Công chức Viện kiểm sát nhân dân có được thôi giữ chức vụ vì lý do cá nhân hay không?
Căn cứ Điều 22 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thôi giữ chức vụ
1. Công chức được thôi giữ chức vụ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.
b) Công chức không được giữ chức vụ hiện đang giữ sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.
c) Công chức không đủ sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể tiếp tục lãnh đạo, quản lý.
d) Công chức đến thời điểm nghỉ hưu nhưng đang phải điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có bệnh án của cơ sở y tế công chức đang điều trị thì được lùi thời điểm nghỉ hưu không quá 06 tháng và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, tính từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
...
Theo đó, trường hợp công chức Viện kiểm sát nhân dân vì lý do cá nhân dẫn đến không thể tiếp tục lãnh đạo, quản lý thì được xem xét cho thôi giữ chức vụ.
Ngoài ra, công chức Viện kiểm sát nhân dân sẽ thôi giữ chức vụ hiện tại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.
- Công chức không được giữ chức vụ hiện đang giữ sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.
- Công chức không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý.
- Công chức đến thời điểm nghỉ hưu nhưng đang phải điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có bệnh án của cơ sở y tế công chức đang điều trị thì được lùi thời điểm nghỉ hưu không quá 06 tháng và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, tính từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Hồ sơ xem xét cho công chức Viện kiểm sát nhân dân thôi giữ chức vụ bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 22 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thôi giữ chức vụ
...
3. Hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình của Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ;
b) Các văn bản thể hiện công chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này;
c) Các tài liệu khác có liên quan.
Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ gồm các tài liệu sau đây
- Tờ trình của Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ;
- Các văn bản thể hiện công chức thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ xem xét cho công chức Viện kiểm sát nhân dân thôi giữ chức vụ bao gồm những giấy tờ gì? (hình từ internet)
Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ với công chức Viện kiểm sát nhân dân vì lý do cá nhân được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 22 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thôi giữ chức vụ
...
2. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ:
a) Trường hợp cho thôi giữ chức vụ theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ trình người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ theo quy định.
b) Trường hợp cho thôi giữ chức vụ theo điểm c khoản 1 Điều này thì thực hiện như sau:
b1) Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ căn cứ tình trạng sức khỏe của công chức, kết luận của Hội đồng giám định y khoa để đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền.
b2) Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo và nghe ý kiến của công chức về việc cho thôi giữ chức vụ, trình cấp có thẩm quyền.
b3) Cấp có thẩm quyền xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định.
Theo đó, việc cho thôi giữ chức vụ áp dụng với công chức Viện kiểm sát nhân dân vì không đủ sức khỏe được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ căn cứ tình trạng sức khỏe của công chức, kết luận của Hội đồng giám định y khoa để đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo và nghe ý kiến của công chức về việc cho thôi giữ chức vụ, trình cấp có thẩm quyền.
Bước 3: Cấp có thẩm quyền xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền cấp trên xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phó Chủ tịch UBND cấp xã có phải thực hiện kê khai tài sản hằng năm không? Việc tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho Dân quân tự vệ?
- Ngôn ngữ thô tục ở phim 18+ được miêu tả ở mức độ nào? Ngôn ngữ thô tục có phải là tiêu chí phân loại phim 18+?
- Thủ tục Cấp Giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra sao?
- Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Quyết định 3218 ra sao?