Công chức, viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không? Nếu có thì mức đóng quy định như thế nào?
- Công chức có bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
- Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
- Viên chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ phải trích bao nhiêu % từ tiền lương tháng của mình?
- Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức được căn cứ theo quy định nào?
Công chức có bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 có quy định những người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 quy định về Công chức như sau:
“Điều 4. Cán bộ, công chức
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước."
Như vậy, công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của Nhà nước chứ không làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc.
Vì vậy, công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Công chức, viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Bên cạnh việc xác định được Công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì liệu Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không, thì theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định:
“Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
”Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo quy định trên có thể thấy rằng, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả người làm việc theo hợp đồng làm việc tức là viên chức. Vậy nên, viên chức vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Viên chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ phải trích bao nhiêu % từ tiền lương tháng của mình?
Theo khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định về mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”
Theo đó, đối tượng viên chức sẽ đóng 1% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp như người lao động.
Bên cạnh đó, đơn vị sẽ đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức được căn cứ theo quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013 như sau:
“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, viên chức là đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?