Công chức vi phạm kỷ luật được phép vắng mặt tại cuộc họp kiểm điểm nếu có giấy đề nghị đúng không?
Công chức vi phạm kỷ luật được phép vắng mặt tại cuộc họp kiểm điểm nếu có giấy đề nghị đúng không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Tổ chức họp kiểm điểm công chức
...
3. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:
b) Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm hoặc vắng mặt nhưng có giấy đề nghị tổ chức cuộc họp vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt ở cuộc họp theo thông báo triệu tập lần thứ 2 thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
...
Như vậy, theo quy định mới thì công chức có hành vi vi phạm kỷ luật nếu vắng mặt tại cuộc họp kiểm điểm công chức nhưng có "giấy đề nghị tổ chức cuộc họp vắng mặt" thì cuộc họp vẫn được tiến hành như bình thường.
Công chức vi phạm kỷ luật được phép vắng mặt tại cuộc họp kiểm điểm nếu có giấy đề nghị đúng không? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với công chức gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
Như vậy, các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với công chức bao gồm:
- Có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của công chức;
- Có hành vi vi phạm những việc công chức không được làm;
- Có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Có hành vi vi phạm vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;
b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
b) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật công chức được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;
Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trong đó:
(1) Không thực hiện bước "Tổ chức họp kiểm điểm" đối với trường hợp:
- Xử lý kỷ luật đối với trường hợp vi phạm tại cơ quan cũ và bị phát hiện tại cơ quan mới theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP;
- Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
(2) Không thực hiện bước "Thành lập Hội đồng kỷ luật" và "Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật" đối với trường hợp:
- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
- Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định.
> Các trường hợp tại mục (1) và (2) nêu trên được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?