Công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm ngư viên có yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học trở lên không?
Công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm ngư viên có yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học trở lên không?
Theo khoản 4 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm ngư viên
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm ngư viên
Có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm ngư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Căn cứ trên quy định công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm ngư viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Đồng thời, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
Kiểm ngư viên cần đáp ứng tiêu chuẩn thế nào về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm ngư viên
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
c) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
d) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
e) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Theo quy định Kiểm ngư viên cần đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
- Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
- Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
- Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản đúng quy trình, thủ tục theo quy định pháp luật.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Công chức được bổ nhiệm vào ngạch kiểm ngư viên có yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học trở lên không? (Hình từ Internet)
Kiểm ngư viên thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định Kiểm ngư viên thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
- Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.
- Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, thanh tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo nhiệm vụ được phân công.
- Tham gia thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
- Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?