Công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập cần phải làm gì sau khi kết thúc thanh tra để quyết toán kinh phí?
- Công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập cần phải làm gì sau khi kết thúc cuộc thanh tra để quyết toán kinh phí?
- Công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập được hưởng mức bồi dưỡng như thế nào?
- Để thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành nguồn kinh phí là do đâu?
Công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập cần phải làm gì sau khi kết thúc cuộc thanh tra để quyết toán kinh phí?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo khoản 7 Điều 3 Luật Thanh tra 2010.
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 giải thích thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành độc lập
Khi kết thúc thanh tra, Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành phải báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo phải nêu rõ nội dung, kết quả thanh tra, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, biện pháp đã kiến nghị xử lý (nếu có) và phải lưu hồ sơ thanh tra.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí như sau:
Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
Việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành tại Quyết định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Một số quy định cụ thể như sau:
1. Sau khi kết thúc cuộc thanh tra chuyên ngành, căn cứ quyết định thanh tra, nhật ký thanh tra, bảng chấm công, đoàn thanh tra hoặc cá nhân công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện thanh tra độc lập lập bảng kê chi tiết số ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra của công chức thanh tra chuyên ngành, có xác nhận của trưởng đoàn thanh tra hoặc xác nhận của người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đối với thanh tra độc lập gửi bộ phận tài vụ làm căn cứ chi trả từ nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ được giao trong dự toán hằng năm;
2. Chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quy định tại Quyết định này do cơ quan, đơn vị ra quyết định thanh tra chi trả;
3. Đối với đoàn thanh tra liên ngành, cơ quan chủ trì đoàn thanh tra liên ngành chi trả chế độ bồi dưỡng cho công chức thanh tra chuyên ngành tham gia đoàn.
Theo đó, khi kết thúc thanh tra, công chức thanh tra chuyên ngành phải báo cáo người phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi kết thúc cuộc thanh tra chuyên ngành, căn cứ quyết định thanh tra, nhật ký thanh tra, bảng chấm công, cá nhân công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện thanh tra độc lập lập bảng kê chi tiết số ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ thanh tra của công chức thanh tra chuyên ngành, có xác nhận của người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đối với thanh tra độc lập gửi bộ phận tài vụ làm căn cứ chi trả từ nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ được giao trong dự toán hằng năm.
Công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập cần phải làm gì sau khi kết thúc cuộc thanh tra để quyết toán kinh phí? (Hình từ Internet)
Công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập được hưởng mức bồi dưỡng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định về mức bồi dưỡng như sau:
Mức bồi dưỡng
Mức bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành là 80.000 đồng/ngày.
Theo đó, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập có mức bồi dưỡng là 80.000 đồng/ngày và chế độ bồi dưỡng này do cơ quan, đơn vị ra quyết định thanh tra chi trả.
Để thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành nguồn kinh phí là do đâu?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 12/2014/QĐ-TTg quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chế độ quy định tại Quyết định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có), được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, kinh phí thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có), được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?