Công chức tham gia đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế từ nguồn ngân sách nhà nước cần cam kết thực hiện nhiệm vụ tại Kiểm toán nhà nước trong thời gian bao lâu?
- Công chức được cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế từ ngân sách nhà nước cần cam kết thực hiện nhiệm vụ tại Kiểm toán nhà nước trong thời gian bao lâu?
- Để được chọn cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế ở nước ngoài thì công chức cần đáp ứng được những điều kiện gì?
- Công chức được cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế ở nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký như thế nào?
Công chức được cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế từ ngân sách nhà nước cần cam kết thực hiện nhiệm vụ tại Kiểm toán nhà nước trong thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về điều kiện chung chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Điều kiện chung chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Công chức, viên chức phải có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, có tinh thần trách nhiệm trong công tác và ý thức tổ chức kỷ luật cao.
2. Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang nghỉ chế độ chính sách theo quy định.
3. Việc cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm và nội dung, yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
4. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng khóa học.
5. Đối với công chức, viên chức được cử đi học sau đại học hoặc đào tạo chứng chỉ quốc tế từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước; từ nguồn học bổng của các đề án thuộc Chính phủ Việt Nam và các nước hoặc từ nguồn học bổng của các tổ chức phi chính phủ phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại Kiểm toán nhà nước sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Theo đó, công chức được cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế từ ngân sách nhà nước cần cam kết thực hiện nhiệm vụ tại Kiểm toán nhà nước trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
Công chức tham gia đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế từ nguồn ngân sách nhà nước cần cam kết thực hiện nhiệm vụ tại Kiểm toán nhà nước trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Để được chọn cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế ở nước ngoài thì công chức cần đáp ứng được những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 28 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về điều kiện để được cử đi đào tạo ở nước ngoài như sau:
Đối tượng và điều kiện tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
Ngoài những điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 của Quy chế này, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo các quy định của Đảng, Nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
2. Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
3. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.
4. Chuyên môn nghiệp vụ của công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
5. Có thời gian công tác tại Kiểm toán nhà nước ít nhất 01 năm.
6. Trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Theo quy định trên thì để được chọn cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế ở nước ngoài thì công chức cần đáp ứng được những điều kiện sau:
(1) Đáp ứng được các điều kiện chung quy định tại Điều 25 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022;
(2) Nếu khóa đào tạo có thời gian từ 01 tháng trở lên thì công chức phải còn đủ tuổi công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
(3) Công chức được cử đi đào tạo phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề;
(4) Chuyên môn nghiệp vụ của công chức được cử đi đào tạo phải phù hợp với nội dung của khóa đào tạo, bồi dưỡng;
(5) Có thời gian công tác tại Kiểm toán nhà nước ít nhất 01 năm;
(6) Trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định;
(7) Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.
Công chức được cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế ở nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về hồ sơ đăng ký đi học như sau:
Hồ sơ đăng ký đi học
Công chức, viên chức được cử đi học phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký đi học, bao gồm:
1. Đơn xin đi học (nêu rõ các nội dung: Chức danh, ngạch công chức, loại viên chức; thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành và thời gian đi học…);
2. Thông báo trúng tuyển của cơ sở đào tạo;
3. Văn bản cử đi học của Thủ trưởng đơn vị;
4. Bản cam kết của cá nhân;
5. Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.
Như vậy, công chức được cử đi đào tạo chứng chỉ kiểm toán quốc tế ở nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định pháp luật nêu trên cho hồ sơ đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn kiểm toán được thực hiện trong bao lâu? Khi thực hiện kiểm toán nếu cần thay đổi thời hạn kiểm toán thì cần làm gì?
- Quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh đối ứng thế nào?
- Số tiền lì xì đẹp Tết là bao nhiêu? Số tiền lì xì may mắn cho người yêu? Tiền lì xì của công ty có tính thuế TNCN không?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên từ 1/1/2025 như thế nào?
- Quy định về đồng bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?