Công chức muốn dự tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bao nhiêu năm liên tục?
- Việc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải dựa trên nguyên tắc nào? Đối tượng nào được phép đăng ký dự tuyển?
- Công chức muốn dự kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bao nhiêu năm liên tục?
- Hội đồng thi tuyển chấp hành viên sơ cấp phải đảm bảo có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Việc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải dựa trên nguyên tắc nào? Đối tượng nào được phép đăng ký dự tuyển?
Căn cứ Điều 49 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về nguyên tắc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp như sau:
Nguyên tắc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
Việc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp (sau đây gọi chung là thi tuyển) được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và cạnh tranh. Nguyên tắc cạnh tranh không áp dụng đối với thi tuyển Chấp hành viên trong quân đội.
Tại Điều 50 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về đối tượng đăng ký dự tuyển Chấp hành viên sơ cấp như sau:
Đối tượng đăng ký dự thi tuyển
1. Công chức các cơ quan thi hành án dân sự, đang giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc Thư ký thi hành án hoặc chuyên viên.
2. Công chức các cơ quan khác có nhu cầu đăng ký dự thi, đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
3. Sỹ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo đó, việc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và cạnh tranh. Nguyên tắc cạnh tranh không áp dụng đối với thi tuyển Chấp hành viên trong quân đội.
Các đối tượng được phép dự tuyển Chấp hành viên sơ cấp bao gồm:
- Công chức các cơ quan thi hành án dân sự, đang giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc Thư ký thi hành án hoặc chuyên viên.
- Công chức các cơ quan khác có nhu cầu đăng ký dự thi, đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
- Sỹ quan tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Công chức muốn dự kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bao nhiêu năm liên tục?
Căn cứ Điều 55 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về điều kiện để công chức dự tuyển kỳ thi Chấp hành viên sơ cấp như sau:
Điều kiện và hồ sơ đăng ký dự thi tuyển
1. Điều kiện đăng ký dự thi bao gồm:
a) Có đủ tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên sơ cấp quy định tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian thi hành kỷ luật;
c) Đối với trường hợp công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc những công chức ngoài các cơ quan thi hành án dân sự khi đăng ký dự thi phải được cơ quan, đơn vị mà người đăng ký dự thi đang công tác đồng ý cho tham dự thi tuyển. Khuyến khích công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đăng ký dự thi tuyển làm Chấp hành viên sơ cấp tại cơ quan thi hành án dân sự ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
Từ quy định trên thì công chức muốn đăng ký dự kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất.
Ngoài ra, công chức không được thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian thi hành kỷ luật.
Tải về mẫu đơn đăng ký dự thi tuyển chấp hành viên sơ cấp mới nhất 2023: Tại Đây
Công chức muốn dự tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cần hoàn thành tốt nhiệm vụ trong bao nhiêu năm liên tục? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển chấp hành viên sơ cấp phải đảm bảo có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Căn cứ Điều 53 Thông tư 02/2017/TT-BTP quy định về Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp như sau:
Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp và Ban giám sát kỳ thi trên cơ sở đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Bộ Tư pháp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự;
c) Các Ủy viên Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp và các ủy viên khác là Thủ trưởng một số đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, một số Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự;
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.
2. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thành lập các ban giúp việc, gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo; các ban giúp việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải đảm bảo có ít nhất 05 thành viên và tối đa là 07 thành viên, trong đó bao gồm các vị trí như:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Bộ Tư pháp;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự;
- Các Ủy viên Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp và các ủy viên khác là Thủ trưởng một số đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, một số Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự;
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.
Dưới Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp là các ban giúp việc như Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?