Công chức lãnh đạo, quản lý nào là đối tượng luân chuyển? Luân chuyển công tác có phải hình thức kỷ luật công chức hay không?
Công chức lãnh đạo, quản lý nào là đối tượng luân chuyển?
Theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, các công chức lãnh đạo, quản lý thuộc trường hợp sau đây sẽ là đối tượng luân chuyển :
- Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
- Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
- Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
Luân chuyển công tác (Hình từ Internet)
Thời gian luân chuyển tối thiểu đối với mỗi lần luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý là bao lâu?
Tại Điều 61 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, quy định về thời gian luân chuyển như sau:
Thời gian luân chuyển
Thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo quy định trên, thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý tối thiểu là 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trong trường hợp đặc biệt sẽ do cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý bao gồm những bước nào?
Theo Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý sẽ được thực hiện qua các bước như sau:
- Bước 1: Đề xuất chủ trương:
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
- Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
- Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
+ Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
- Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
+ Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
- Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
+ Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.
Như vậy, quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý sẽ được thực hiện trình tự qua 5 bước theo quy định nêu trên.
Luân chuyển công tác có phải hình thức kỷ luật công chức hay không?
Căn cứ khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008, giải thích về luân chuyển công chức như sau:
Giải thích từ ngữ
...
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
...
Và, tại khoản 1 Điều 3 Quy định 65-QĐ/TW năm 2022 về luân chuyển cán bộ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành giải thích về luân chuyển như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Luân chuyển cán bộ là việc phân công hoặc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, luân chuyển là việc công chức lãnh đạo, quản lý được phân công hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch không phải là một hình thức kỷ luật công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?