Công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước theo quy định bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước theo quy định bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng như sau:
Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng
1. Việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Được Tổng Kiểm toán nhà nước điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;
b) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;
c) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;
d) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.
2. Trường hợp công chức được Tổng Kiểm toán nhà nước điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì đương nhiên miễn nhiệm chức vụ cũ mà không phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định thì việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo cấp vụ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Được Tổng Kiểm toán nhà nước điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;
(2) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;
(3) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;
(4) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.
Công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước theo quy định bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo cấp vụ của Kiểm toán Nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng như sau:
Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng
...
3. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý đang công tác tại đơn vị
...
c) Bước 3: Căn cứ phê duyệt của Ban Cán sự đảng về chủ trương miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước về chủ trương miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng, thủ trưởng đơn vị tổ chức họp tập thể lãnh đạo và cấp uỷ đơn vị thống nhất thông qua miễn nhiệm chức vụ đối với công chức lãnh đạo, quản lý theo hình thức bỏ phiếu kín. Trường hợp xem xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì họp với tập thể lãnh đạo và cấp uỷ đơn vị.
Thủ trưởng đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ xem xét miễn nhiệm báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) gồm:
- Tờ trình về việc miễn nhiệm công chức (nêu rõ lý do miễn nhiệm);
- Hồ sơ liên quan đến miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý;
- Bản tóm tắt lý lịch của công chức;
- Bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ của công chức;
- Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị;
- Biên bản họp tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị; biên bản lấy phiếu đề nghị miễn nhiệm công chức.
d) Lấy ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán nhà nước
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xin ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán nhà nước đối với nhân sự miễn nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ.
...
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo cấp vụ bao gồm những nội dung sau:
(1) Tờ trình về việc miễn nhiệm công chức (nêu rõ lý do miễn nhiệm);
(2) Hồ sơ liên quan đến miễn nhiệm công chức lãnh đạo;
(3) Bản tóm tắt lý lịch của công chức;
(4) Bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ của công chức;
(5) Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị;
(6) Biên bản họp tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị; biên bản lấy phiếu đề nghị miễn nhiệm công chức.
Hồ sơ miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp vụ do đơn vị nào lưu trữ, quản lý?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về việc lưu trữ hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm như sau:
Lưu trữ hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm
1. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm phải lưu trữ thành bộ hồ sơ do cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức cùng cấp lưu trữ, quản lý.
a) Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ do Vụ Tổ chức cán bộ lưu trữ, quản lý.
b) Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng do đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước lưu trữ, quản lý.
2. Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức và miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được lưu trữ cùng hồ sơ của công chức theo phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
Phiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với công chức được lưu trữ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày có quyết định.
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ miễn nhiệm công chức lãnh đạo cấp vụ do Vụ Tổ chức cán bộ lưu trữ và quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền?
- Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại công chức viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất và tổng hợp văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Đối tượng được hỗ trợ mua nhà ở xã hội có bao gồm người thu nhập thấp tại khu vực đô thị không?
- Chi nhánh của công ty để xảy ra hoạt động đánh bạc thì xử phạt chi nhánh hay công ty? Xử lý như thế nào?