Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có được quyền giữ ý kiến riêng hay không?
- Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có được quyền giữ ý kiến riêng hay không?
- Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì khi được yêu cầu làm việc trực tiếp với Bộ trưởng?
- Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ khi chuyển công tác phải bàn giao lại những nội dung gì?
Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có được quyền giữ ý kiến riêng hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức
1. Nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp phó phụ trách lĩnh vực của cơ quan, đơn vị đã được Người đứng đầu phân công phụ trách (đối với đơn vị có cấp phòng, thì ngoài việc chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của Người đứng đầu, cấp phó của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức còn phải chấp hành sự phân công thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng được phân công phụ trách); thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Quy chế thực hiện dân chủ cơ quan, Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị và các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức.
2. Giải quyết công việc đúng thời hạn được giao, bảo đảm chất lượng, tuân thủ quy trình xử lý công việc. Trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ, công chức, viên chức có quyền giữ ý kiến riêng, thể hiện ý kiến đó trong phiếu trình để Người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định. Công chức, viên chức chịu trách nhiệm trước Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trước cấp phó phụ trách lĩnh vực, trước Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng (nếu có) về công việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thi hành nhiệm vụ.
...
Như vậy, theo quy định thì trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ, công chức có quyền giữ ý kiến riêng và thể hiện ý kiến đó trong phiếu trình để Người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định.
Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có được quyền giữ ý kiến riêng hay không? (Hình từ Internet)
Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì khi được yêu cầu làm việc trực tiếp với Bộ trưởng?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của công chức, viên chức
...
3. Trường hợp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng yêu cầu làm việc trực tiếp thì công chức, viên chức phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để làm việc. Sau khi làm việc, công chức, viên chức có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Người đứng đầu cơ quan, đơn vị mình.
4. Chủ động phối hợp công tác, trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc thảo luận trong cơ quan, đơn vị, nhóm công tác để xử lý công việc cụ thể. Trường hợp cần thiết, công chức, viên chức có quyền đề nghị Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phân công thêm người để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
5. Công chức, viên chức được Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cử tham dự họp sơ kết, tổng kết công tác hoặc bàn các vấn đề liên quan đến công việc mình được phân công theo dõi khi Bộ, ngành, địa phương mời dự, có quyền đề xuất với Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký văn bản đề nghị Bộ, ngành và địa phương cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến công việc được giao; tham gia đoàn công tác của Bộ, ngành và địa phương khi được phân công.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp Bộ trưởng yêu cầu làm việc trực tiếp thì công chức phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để làm việc.
Sau khi làm việc, công chức có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Người đứng đầu cơ quan, đơn vị mình.
Công chức làm việc tại Bộ Nội vụ khi chuyển công tác phải bàn giao lại những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định về việc quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu và thủ tục trình giải quyết công việc như sau:
Quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu và thủ tục trình giải quyết công việc
1. Quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu:
a) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo lập hồ sơ công việc tại cơ quan, đơn vị mình, quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật theo quy định.
b) Công chức, viên chức khi chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu phải bàn giao đầy đủ tài sản, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu cho người thay thế hoặc Người đứng đầu cơ quan, đơn vị theo quy định. Nội dung bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản, có biên bản bàn giao và có sự xác nhận của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
c) Các văn bản về nhân sự của các Bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Nội vụ phải trình Bộ trưởng cho ý kiến chỉ đạo trước khi giao các đơn vị chức năng thực hiện.
...
Như vậy, theo quy định thì công chức khi chuyển công tác phải bàn giao đầy đủ tài sản, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu cho người thay thế hoặc Người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Nội dung bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản, có biên bản bàn giao và có sự xác nhận của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?