Công chức không còn 05 khoản thu nhập nào từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
- Công chức không còn 05 khoản thu nhập nào từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
- Công chức được hưởng các khoản thu nhập từ phụ cấp nào từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?
- Mức lương cao nhất, thấp nhất khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 đối với công chức như thế nào?
Công chức không còn 05 khoản thu nhập nào từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có thể thấy, từ 01/7/2024, công chức sẽ không còn 05 khoản thu nhập dưới đây:
(1) Các khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
(2) Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề
(3) Mở rộng việc khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do đó, khi thực hiện được nhiệm vụ thì sẽ nhận được mức khoán lương phù hợp với kết quả đã làm được mà không cào bằng như trước đây.
Bên cạnh khoán quỹ lương thì chính sách cải cách tiền lương còn nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương như tiền xe ô tô, điện thoại…
(4) Không gắn việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương với mức lương của cán bộ, công chức, viên chức.
(5) Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương, tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước sẽ bị bãi bỏ. Thay vào đó, sẽ áp dụng thống nhất chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập cho các đối tượng này.
Công chức không còn 05 khoản thu nhập nào từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27? (hình từ internet)
Công chức được hưởng các khoản thu nhập từ phụ cấp nào từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 dự kiến công chức sẽ được hưởng 8 khoản phụ cấp trong tiền lương mới gồm có như sau:
1. Phụ cấp kiêm nhiệm;
2. Phụ cấp thâm niên vượt khung;
3. Phụ cấp khu vực;
4. Phụ cấp trách nhiệm công việc;
5. Phụ cấp lưu động;
6. Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
7. Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
8. Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đưa ra nội dung cải cách như sau:
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, các khoản phụ cấp trên sẽ chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
Mức lương cao nhất, thấp nhất khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 đối với công chức như thế nào?
(1) Mức lương cao nhất:
Trước cải cách tiền lương | Sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 |
Trước 01/7/2024, mức lương của công chức được tính theo hệ số và mức lương cơ sở. Cụ thể: Lương công chức = Hệ số x Mức lương cơ sở Mức lương cao nhất của công chức là của chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo trong các lĩnh vực gồm chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật được quy định tại Bảng 1 Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP với hệ số lương 10,0 tương đương 18,0 triệu đồng/tháng. | Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, không có quy định cụ thể về mức lương cao nhất của công chức sau khi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, theo Trang Thông tin Chính phủ, chính sách tiền lương mới sẽ mở rộng lương từ bậc 1 đến 10 bậc với hệ số 2,34 hiện nay lên hệ số từ 1 đến 12 và bắt đầu với hệ số 2,68. Theo đó, khi cải cách tiền lương, mức lương cao nhất của công chức có thể lên đến 12, do đó dự kiến số tiền lương cao nhất cũng cao hơn con số 18,0 triệu đồng/tháng như hiện nay. Ngoài ra, bên cạnh tiền lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương), công chức còn được hưởng thêm tiền thưởng chiếm 10% tổng quỹ lương và không bao gồm phụ cấp trong 30% tổng quỹ lương. Do đó, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương của công chức có thể tăng lên rất nhiều. |
(2) Mức lương thấp nhất:
Trước cải cách tiền lương từ 01/7/2024 | Sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 |
Hiện nay, tại Mục 6 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP bổ sung bởi điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định công chức nhóm C3 bậc 1 loại C có hệ số lương thấp nhất là 1.35. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng Trước 01/7/2024, mức lương của công chức được tính theo hệ số và mức lương cơ sở. Cụ thể: Lương công chức = Hệ số x Mức lương cơ sở Theo đó, mức lương thấp nhất hiện nay đối với công chức là 2.430.000 triệu đồng/tháng. | Mới đây, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt đề xuất trình Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng dự kiến từ 01/7/2024 (dự kiến tăng 6% so với hiện nay). Do đó, mức lương tối thiểu vùng dự kiến tăng như sau: Vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng. Vùng 2: 4.410.000 đồng/tháng. Vùng 3: 3.860.000 đồng/tháng. Vùng 4: 3.450.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp sau khi tăng 6% mức lương tối thiểu vùng sẽ là vào khoảng 4,1 triệu đồng. Như vậy, theo như mục tiêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có thể sẽ nâng mức lương thấp nhất của công chức lên lên khoảng 4,1 triệu/đồng tháng. Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của công chức sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của công chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?