Công chức được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ không được thực hiện những hành vi nào?
- Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ theo quy định phải được đặt ở vị trí nào?
- Công chức được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ không được thực hiện những hành vi gì?
- Việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ phải tuân thủ những Điều ước quốc tế nào?
Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ theo quy định phải được đặt ở vị trí nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 125/QĐ-BNV năm 2022 quy định về tổ chức của Bộ phận Một cửa như sau:
Tổ chức của Bộ phận Một cửa
1. Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ được tổ chức tại cơ quan Bộ Nội vụ và các đơn vị trực thuộc Bộ có phát sinh thủ tục hành chính.
2. Bộ phận Một cửa phải được đặt ở vị trí thuận tiện, dễ nhận biết, quy mô diện tích phù hợp để thuận lợi cho tổ chức, công dân đến giao dịch và công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định thì Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ phải được đặt ở vị trí thuận tiện, dễ nhận biết, quy mô diện tích phù hợp để thuận lợi cho tổ chức, công dân đến giao dịch và công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ.
Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ theo quy định phải được đặt ở vị trí nào? (Hình từ Internet)
Công chức được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ không được thực hiện những hành vi gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 125/QĐ-BNV năm 2022 quy định về những hành vi không được làm như sau:
Những hành vi không được làm
1. Công chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ không được có các hành vi sau đây:
a) Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân khi thực hiện thủ tục hành chính;
b) Cản trở tổ chức, công dân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử, thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính;
d) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, công dân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi;
đ) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;
e) Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
g) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu trách nhiệm, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết công việc;
h) Ứng xử, giao tiếp không đúng quy chế văn hóa công sở;
i) Yêu cầu cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu điện tử hoặc đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa;
k) Có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.
...
Như vậy, theo quy định thì công chức được giao nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ không được thực hiện những hành vi sau:
(1) Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân khi thực hiện thủ tục hành chính;
(2) Cản trở tổ chức, công dân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
(3) Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử, thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính;
(4) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, công dân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi;
(5) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;
(6) Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
(7) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu trách nhiệm, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết công việc;
(8) Ứng xử, giao tiếp không đúng quy chế văn hóa công sở;
(9) Yêu cầu cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu điện tử hoặc đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa;
(10) Có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.
Việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của Bộ Nội vụ phải tuân thủ những Điều ước quốc tế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 125/QĐ-BNV năm 2022 quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc hoạt động
...
6. Công chức các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.
7. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Như vậy, theo quy định thì việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải tuân thủ quy định của các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?