Công chức được giao con dấu của Kiểm toán Nhà nước được mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc khi nào?
Ai chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về quản lý con dấu như sau:
Quản lý con dấu
1. Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước và con dấu của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
2. Thủ trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị.
...
Theo quy định trên, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước và con dấu của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
Quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)
Công chức được giao con dấu của Kiểm toán Nhà nước được mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Quản lý con dấu
...
3. Con dấu phải được giao cho công chức, viên chức bảo quản an toàn và sử dụng tại phòng làm việc. Trường hợp đặc biệt cần mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc để giải quyết công việc phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc thủ trưởng đơn vị (đối với các Kiểm toán nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp) và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu; không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.
4. Khi nét dấu bị mòn, biến dạng hoặc có sự thay đổi về tổ chức, tên gọi của Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước làm thủ tục xin khắc dấu mới. Trường hợp con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bị thất lạc, thủ trưởng đơn vị được giao quản lý và sử dụng dấu phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước để thông báo với cơ quan công an nơi xảy ra mất con dấu, Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Theo đó, con dấu của Kiểm toán Nhà nước phải được giao cho công chức, viên chức bảo quản an toàn và sử dụng tại phòng làm việc.
Trường hợp đặc biệt cần mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc để giải quyết công việc phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc thủ trưởng đơn vị (đối với các Kiểm toán nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp) và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu;
Đồng thời, không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Khi nét dấu bị mòn, biến dạng hoặc có sự thay đổi về tổ chức, tên gọi của Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước làm thủ tục xin khắc dấu mới.
Trường hợp con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bị thất lạc, thủ trưởng đơn vị được giao quản lý và sử dụng dấu phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước để thông báo với cơ quan công an nơi xảy ra mất con dấu, Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Công chức sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước không được đóng dấu trong trường hợp nào?
Theo Điều 28 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về sử dụng con dấu như sau:
Sử dụng con dấu
1. Công chức, viên chức văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của Kiểm toán Nhà nước, của đơn vị.
2. Chỉ đóng dấu vào các văn bản khi các văn bản đúng hình thức, thể thức và có chữ ký của người có thẩm quyền.
3. Không được đóng dấu trong các trường hợp sau: đóng dấu vào giấy không có nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.
Theo quy định trên, công chức, viên chức văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của Kiểm toán Nhà nước, của đơn vị.
Chỉ đóng dấu vào các văn bản khi các văn bản đúng hình thức, thể thức và có chữ ký của người có thẩm quyền.
Công chức sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước không được đóng dấu trong các trường hợp sau:
- Đóng dấu vào giấy không có nội dung;
- Đóng dấu trước khi ký;
- Đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?