Công chức có đủ điều kiện bổ nhiệm vào ngạch văn thư viên khi có bằng trung cấp chuyên ngành văn thư lưu trữ hay không?
Công chức có đủ điều kiện bổ nhiệm vào ngạch văn thư viên khi có bằng trung cấp chuyên ngành văn thư lưu trữ hay không?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch văn thư viên được quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BNV sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV như sau:
Ngạch Văn thư viên
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư - lưu trữ, lưu trữ.
...
Theo đó, văn thư viên làm việc trong các cơ quan nhà nước cấp huyện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư lưu trữ, lưu trữ.
Như vậy, công chức có bằng trung cấp chuyên ngành văn thư lưu trữ chưa đủ điều kiện bổ nhiệm vào ngạch văn thư viên tại các cơ quan nhà nước cấp huyện.
Công chức có đủ điều kiện bổ nhiệm vào ngạch văn thư viên khi có bằng trung cấp chuyên ngành văn thư lưu trữ hay không? (Hình từ Internet)
Văn thư viên trong các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của văn thư viên làm việc trong các cơ quan nhà nước cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BNV như sau:
Ngạch Văn thư viên
...
2. Nhiệm vụ:
a) Vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức;
b) Thực hiện quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của công tác văn thư; tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của nghiệp vụ công tác văn thư;
c) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
...
Theo đó, văn thư viên trong các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức;
- Thực hiện quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của công tác văn thư; tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của nghiệp vụ công tác văn thư;
-Trực tiếp thực thi nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Văn thư viên trong các cơ quan nhà nước cấp huyện có những phẩm chất gì?
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV) như sau:
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Theo đó, tiêu chuẩn chung về phẩm chất các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được quy định như sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?