Công chức cấp xã có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND cấp huyện không?
- Công chức cấp xã có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND cấp huyện không?
- Khi nào thì Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức cấp xã của Chủ tịch UBND cấp huyện?
- Trường hợp Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chậm trễ gây thiệt hại cho công chức cấp xã thì có trách nhiệm ra sao?
Công chức cấp xã có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND cấp huyện không?
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Theo quy định thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Như vậy, nếu như công chức cấp xã không đồng ý với quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND cấp huyện, thì khi khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu thêm việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ thi hành quyết định buộc thôi việc hoặc khi đã khởi kiện vụ án hành chính rồi mà xét thấy cần thiết thì vẫn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Công chức cấp xã có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND cấp huyện không? (Hình từ Internet)
Khi nào thì Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét đối với yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức cấp xã của Chủ tịch UBND cấp huyện?
Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 67 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Theo quy định thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa.
Cho nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức cấp xã của Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ được Hội đồng xét xử xem xét, quyết định nếu việc áp dụng này xảy ra tại phiên tòa xét xử.
Trường hợp Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chậm trễ gây thiệt hại cho công chức cấp xã thì có trách nhiệm ra sao?
Trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 72 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Trách nhiệm trong việc yêu cầu, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Đương sự yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng với yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường.
3. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại cho người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải bồi thường.
4. Việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Theo đó thì Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật mà gây thiệt hại cho người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải bồi thường.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng? Hướng dẫn lấy mẫu đơn đăng ký đấu thầu qua mạng tại muasamcong mpi gov vn đấu thầu?
- 29 khẩu hiệu tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV ra sao?
- Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình? Lập mấy bộ hồ sơ này để bàn giao cho chủ sở hữu?
- Tải mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Trong đơn phải nêu rõ những nội dung gì?
- Phạt gương xe máy 2025 theo Nghị định 168? QCVN 28 2024 BGTVT gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy 2025?