Công chức cấp trung ương có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì có thuộc trường hợp xem xét tinh giản biên chế hay không?
- Công chức cấp trung ương có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì có thuộc trường hợp xem xét tinh giản biên chế hay không?
- Nguồn kinh phí giải quyết các chính sách tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được lấy từ đâu?
- Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được quy định như thế nào?
Công chức cấp trung ương có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì có thuộc trường hợp xem xét tinh giản biên chế hay không?
công chức cấp trung ương được xem xét tinh giản biên chế nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/07/2023) như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
1. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
..
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
...
Theo đó, công chức cấp trung ương có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời năm liền kề công chức thuộc một trong hai trường hợp sau thì được xem xét tinh giản biên chế, cụ thể:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp;
+ Được xếp loại chất lượng trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Trước đây, công chức cấp trung ương được xem xét tinh giản biên chế nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP) (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) sau đây:
- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
- Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
- Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc;
Trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
- Công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Theo đó, công chức cấp trung ương có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời năm liền kề công chức thuộc một trong hai trường hợp sau thì được xem xét tinh giản biên chế, cụ thể:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp;
+ Được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Công chức cấp trung ương có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì có thuộc trường hợp xem xét tinh giản biên chế hay không? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí giải quyết các chính sách tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được lấy từ đâu?
Nguồn kinh phí giải quyết các chính sách tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/07/2023) như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, nguồn kinh phí giải quyết các chính sách tinh giản biên chế công chức cấp trung ương do ngân sách nhà nước cấp.
Trước đây, nguồn kinh phí giải quyết các chính sách tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được quy định theo Điều 13 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023), được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) và được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế công chức cấp trung ương là do ngân sách nhà nước cấp.
Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được quy định như thế nào?
Hiện nay, căn cứ theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/07/2023) không có quy định về trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế công chức cấp trung ương.
Trước đây, trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được thực hiện theo các bước quy định tại Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/07/2023) như sau:
Bước 1: Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
Bước 2: Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
Bước 3: Sắp xếp công chức cấp trung ương theo các nội dung sau:
- Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
- Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
- Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?