Công chức cấp tỉnh được phân thành bao nhiêu loại? Căn cứ vào đâu để thực hiện phân loại công chức cấp tỉnh?
Căn cứ vào đâu để thực hiện phân loại công chức cấp tỉnh?
Căn cứ theo Điều 34 Luật cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) hiện nay sẽ có 02 cách để phân loại công chức cấp tỉnh cụ thể như sau:
(1) Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp tỉnh;
(2) Căn cứ vào vị trí công tác, công chức cấp tỉnh.
Công chức cấp tỉnh được phân thành bao nhiêu loại?
Theo Điều 34 Luật cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), việc phân loại công chức cấp tỉnh được thực hiện như sau:
(1) Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp tỉnh được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
- Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.
(2) Căn cứ vào vị trí công tác, công chức cấp trung ương được phân thành 02 loại như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, vì Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bổ sung thêm "ngạch khác" vào các ngạch của công chức nên căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức cấp tỉnh sẽ được phân thành 05 loại theo ngạch công chức tương ứng.
Phân loại công chức cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu ngạch công chức cấp tỉnh theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 42 Luật cán bộ, công chức 2008 (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức như sau:
Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Ngạch công chức bao gồm:
a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;
b) Chuyên viên chính và tương đương;
c) Chuyên viên và tương đương;
d) Cán sự và tương đương;
đ) Nhân viên;
e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;
b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;
c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.
Như vậy, hiện nay ngạch công chức nói chung và công chức cấp tỉnh nói riêng được phân thành 06 ngạch như sau:
- Chuyên viên cao cấp và tương đương;
- Chuyên viên chính và tương đương;
- Chuyên viên và tương đương;
- Cán sự và tương đương;
- Nhân viên;
- Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
Để đăng ký dự tuyển công chức cấp tỉnh thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 và điểm đ khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cụ thể như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chínhđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 138/2020/NĐ-CP hướng dẫn thêm về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.
Như vậy, để đăng ký dự tuyển công chức nói chung và công chức cấp tỉnh nói riêng thì cần phải đáp ứng được những yêu cầu được quy định trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?