Công bố danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10 Tây Ninh trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha 2024 ra sao?
Công bố danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10 Tây Ninh trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha 2024 ra sao?
Ngày 24/6/2024, Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha công bố danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10 Tây Ninh trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha 2024 như sau:
Trên đây là danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10 Tây Ninh trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha 2024.
Công bố danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10 Tây Ninh trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha 2024 ra sao?
Học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS theo quy trình nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT về Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định quy trình, thủ tục xét công nhận tốt nghiệp như sau:
- Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT để bàn giao cho Hội đồng.
- Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục.
- Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp.
Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ kí của các thành viên Hội đồng.
- Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm:
+ Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp;
+ Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp.
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục.
Sở GD&ĐT có trách nhiệm thế nào trong thực hiện tuyển sinh lớp 10?
Căn cứ Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên và khuyến khích, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vậy việc thực hiện tuyển sinh lớp 10, sở giáo dục và đào tạo có 06 trách nhiệm chính gồm:
(1) Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
- Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
- Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
(2) Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
(3) Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
(4) Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
(5) Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
(6) Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?