Công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam năm 2023? Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm gì trong quản lý khai thác cảng cạn?
- Khái niệm về chức năng cảng cạn, tiêu chí xác định cảng cạn Việt Nam?
- Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của cảng cạn Việt Nam là gì?
- Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm gì trong quản lý khai thác cảng cạn Việt Nam?
- Công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam năm 2023 như thế nào?
Ngày 27/4/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 506/QĐ-BGTVT năm 2023 công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam.
Khái niệm về chức năng cảng cạn, tiêu chí xác định cảng cạn Việt Nam?
Chức năng cảng cạn được quy định tại Điều 6 Nghị định 38/2017/NĐ-CP bao gồm:
- Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng con-ten-nơ.
- Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi con-ten-nơ.
- Tập kết con-ten-nơ để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng con-ten-nơ.
- Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và con-ten-nơ.
- Sửa chữa và bảo dưỡng con-ten-nơ..
Bên cạnh đó, tiêu chí xác định cảng cạn quy định tại Điều 7 Nghị định 38/2017/NĐ-CP như sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
- Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
- Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan và đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài; có diện tích tối thiểu 05 ha đối với các cảng cạn hình thành mới.
- Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam năm 2023? Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm gì trong quản lý khai thác cảng cạn?(Hình internet)
Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của cảng cạn Việt Nam là gì?
Theo Điều 39 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của cảng cạn như sau:
- Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn gồm: Hải quan, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật và các cơ quan chức năng liên quan khác có trách nhiệm:
+ Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của bộ, ngành mình theo quy định của pháp luật; không được gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp khai thác cảng cạn, chủ phương tiện, chủ hàng và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động trong khu vực cảng cạn
+ Tùy theo nhu cầu thực tế, bố trí nhân sự thường trực hoặc không thường trực trong khu vực cảng cạn để đảm bảo thực hiện các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, trung chuyển, kiểm dịch y tế và các thủ tục khác đối với hàng hóa thông qua khu vực cảng cạn một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định.
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức công bố, hướng dẫn và triển khai thực hiện Nghị định này. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện cụ thể của địa điểm thông quan để quyết định công bố mở cảng cạn.
- Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động của các điểm thông quan đảm bảo các điểm thông quan được bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
- Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện Nghị định này:
+ Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng cạn
+ Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm gì trong quản lý khai thác cảng cạn Việt Nam?
Tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định:
Nhiệm vụ và quyền hạn Cục Hàng hải Việt Nam về tổ chức quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển, hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn,...bao gồm:
- Tổ chức quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển, hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác cảng cạn theo quy định của pháp luật
- Trình Bộ trưởng công bố mở, đóng cảng biển, danh mục bến cảng; công bố mở, tạm dừng, đóng cảng cạn, danh mục cảng cạn...
- Trình Bộ trưởng quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động hoặc dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan lập, trình Bộ GTVT phê duyệt nội dung, kế hoạch xây dựng, hiệu chỉnh, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;
- Thẩm định, báo cáo Bộ GTVT việc chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn theo quy định của pháp luật;
- Công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước theo quy định của pháp luật
- Xây dựng, công bố, cập nhật danh bạ cảng biển và luồng hàng hải.
Công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam năm 2023 như thế nào?
Theo đó,Quyết định 506/QĐ-BGTVT năm 2023 Công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam năm 2023 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Đồng thời, Quyết định này cũng nhấn mạnh nội dung yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nghị định 38/2017/NĐ-CP về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn và các quy định của pháp luật có liên quan.
Xem chi tiết Phụ lục kèm Quyết định 506/QĐ-BGTVT năm 2023 Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?