Công an xã chính quy được bảo đảm kinh phí về cơ sở vật chất và hoạt động như thế nào? Lộ trình xây dựng Công an xã chính quy được quy định ra sao?
Công an xã chính quy được bảo đảm kinh phí về cơ sở vật chất và hoạt động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 42/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Bảo đảm kinh phí về cơ sở vật chất và hoạt động của Công an xã chính quy
Kinh phí bảo đảm về cơ sở vật chất và hoạt động của Công an xã chính quy do ngân sách nhà nước đảm bảo và được sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công an và các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo quy định trên thì kinh phí bảo đảm về cơ sở vật chất và hoạt động của Công an xã chính quy do ngân sách nhà nước đảm bảo và được sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công an và các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Công an xã chính quy (Hình từ Internet)
Lộ trình xây dựng Công an xã chính quy được quy định ra sao?
Tại Điều 6 Nghị định 42/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định tổ chức Công an xã chính quy và lộ trình xây dựng Công an xã chính quy
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy.
2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy; bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên.
3. Hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021; các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Theo đó thì về lộ trình xây dựng Công an xã chính quy sẽ hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021.
Các xã, thị trấn còn lại trong toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Đồng thời việc xây dựng Công an xã chính quy còn phải bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định 42/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xây dựng Công an xã chính quy
1. Việc xây dựng Công an xã chính quy bảo đảm không tăng biên chế của Bộ Công an đến năm 2021, có lộ trình và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Xây dựng Công an xã chính quy tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, tiến tới thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
Bộ Công an có trách nhiệm thế nào trong việc xây dựng Công an xã chính quy?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an trong việc xây dựng Công an xã chính quy như sau:
(1) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, xây dựng lực lượng, bảo đảm các điều kiện hoạt động và thực hiện chế độ, chính sách đối với Công an xã chính quy.
(2) Trang bị phương tiện làm việc, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị phục vụ công tác của Công an xã chính quy theo quy định của pháp luật.
Ngoài Bộ Công an thì còn có các bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp cũng có trách nhiệm trong việc xây dựng Công an xã chính quy, cụ thể theo Điều 10 Nghị định 42/2021/NĐ-CP và Điều 11 Nghị định 42/2021/NĐ-CP như sau:
- Trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương
+ Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy.
+ Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện nghị nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc xây dựng Công an xã chính quy; rà soát các quy định có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với tổ chức và hoạt động của Công an xã chính quy.
- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Có phương án bố trí sắp xếp công tác hợp lý theo thẩm quyền đối với Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm, điều động Công an chính quy thay thế.
+ Giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế.
+ Bảo đảm trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công an xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?